Thứ Bảy, 12/11/2022 18:26

NHNN ban hành Thông tư 11/2022 quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư số 11/2022/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng. Thông tư 11/2022 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/04/2023.

Thông tư này thay thế Thông tư số 07/2015/TT-NHNN ngày 25/6/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về bảo lãnh ngân hàng và Thông tư số 13/2017/TT-NHNN ngày 29/9/2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 07/2015/TT-NHNN ngày 25/6/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về bảo lãnh ngân hàng.

Theo nội dung Thông tư, NHNN sẽ công bố công khai danh sách ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai trong từng thời kỳ trên cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước.

Ngân hàng thương mại sẽ căn cứ các quy định, xem xét, quyết định cấp bảo lãnh cho chủ đầu tư khi chủ đầu tư đáp ứng đủ các yêu cầu quy định với dự án đáp ứng đủ các điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai (quy định tại Điều 55 Luật Kinh doanh bất động sản).

Các tổ chức tín dụng sẽ không được bảo lãnh cho nghĩa vụ thanh toán trái phiếu của các doanh nghiệp phát hành với mục đích: cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp phát hành; góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp khác và tăng quy mô vốn hoạt động.

Thông tư cũng quy định số tiền bảo lãnh cho một dự án nhà ở hình thành trong tương lai tối đa bằng tổng số tiền chủ đầu tư được phép nhận ứng trước của bên mua, theo quy định tại Điều 57 Luật Kinh doanh bất động sản.

Một số nội dung đáng chú ý khác liên quan đến việc bảo lãnh được quy định trong Thông tư 11 bao gồm: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thỏa thuận mức phí bảo lãnh đối với khách hàng và các bên liên quan (nếu có); trường hợp đồng tiền bảo lãnh là ngoại tệ, các bên thỏa thuận thu phí bảo lãnh bằng ngoại tệ hoặc quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá bán của bên bảo lãnh tại thời điểm thu phí hoặc tại thời điểm thông báo thu phí. Ngoài ra, các bên có thể thỏa thuận điều chỉnh mức phí bảo lãnh.

Khi thực hiện bảo lãnh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ các quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về những trường hợp không được cấp tín dụng, hạn chế cấp tín dụng, giới hạn cấp tín dụng.

Thông tư 11 cũng quy định số dư bảo lãnh đối với một khách hàng, hoặc một khách hàng và người có liên quan bao gồm số dư phát hành cam kết bảo lãnh, số dư phát hành cam kết bảo lãnh đối ứng, số dư phát hành cam kết xác nhận bảo lãnh cho khách hàng, khách hàng và người có liên quan.

Khang Di

FILI

Các tin tức khác

>   Techcombank dự định mua cổ phiếu phát hành riêng lẻ từ TCBS (12/11/2022)

>   Tỷ giá bất ngờ hạ nhiệt vì đâu? (12/11/2022)

>   Tài khoản bị đóng băng, TVSI kêu nhà đầu tư không nộp tiền vào SCB (12/11/2022)

>   HDBank Giá Rai - Bạc Liêu chính thức đi vào hoạt động (11/11/2022)

>   NHNN giảm nhẹ giá bán USD sau chuỗi tăng mạnh (11/11/2022)

>   Giá cổ phiếu EIB “thả dốc không phanh” (11/11/2022)

>   VPBank huy động thành công 500 triệu USD trên thị trường quốc tế (11/11/2022)

>   F88 huy động thành công 60 triệu USD từ các tổ chức tài chính quốc tế (11/11/2022)

>   Chính phủ yêu cầu sớm có giải pháp xử lý các khó khăn liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp (11/11/2022)

>   DFC ký kết cho SeABank vay 200 triệu USD trong 7 năm (11/11/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật