Ngày 01/11/2022: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock
Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: AGG, BVH, CTD, HTN, NLG, STB, MSN, PDR, VIC và VPB.
Các cổ phiếu này được chọn lọc theo các tín hiệu phân tích kỹ thuật, thanh khoản, mức độ quan tâm của nhà đầu tư... Các phân tích dưới đây có thể phục vụ cho mục đích tham khảo trong ngắn hạn cũng như dài hạn.
AGG - CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia
Mẫu hình nến White Marubozu xuất hiện trong phiên giao dịch ngày 31/10/2022 cho thấy tâm lý nhà đầu tư đã lạc quan trở lại.
Mặt khác, tín hiệu mua và phân kỳ giá lên (bullish divergence) của chỉ báo MACD cũng góp phần làm cho tình hình trở nên tích cực hơn.
Giá cổ phiếu AGG test thành công đáy cũ tháng 12/2021 (tương đương vùng 32,000-34,500). Nếu vùng này tiếp tục trụ vững thì tình hình sẽ được cải thiện tốt.
BVH - Tập đoàn Bảo Việt
Cây nến Hammer xuất hiện trong phiên ngày 31/10/2022 cho thấy nhà đầu tư đang khá phân vân do thị trường chung biến động phức tạp.
Vùng 46,500-47,500 (tương đương đáy cũ tháng 07/2021) sẽ là hỗ trợ mạnh của giá cổ phiếu BVH.
Khối lượng ở mức thấp thường xuyên nên giá sẽ khó bứt phá trong ngắn hạn.
CTD - CTCP Xây dựng Coteccons
Hai đường SMA 50 ngày và SMA 100 ngày đều đã bị phá vỡ nên tình hình khá bất ổn. Mặt khác, cây nến Spinning Top cho thấy tâm lý nhà đầu tư vẫn còn giằng co mạnh trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, khối lượng giao dịch vượt mức trung bình 20 ngày. Điều này cho thấy lực cầu đã được cải thiện.
HTN - CTCP Hưng Thịnh Incons
Chỉ báo MACD có dấu hiệu đảo chiều và tăng trở lại sau một thời gian dài lao dốc từ đầu tháng 09/2022. Người viết kỳ vọng tín hiệu mua sẽ sớm xuất hiện.
Giá nhận được sự hỗ trợ khi test lại vùng 17,000-19,500 (tương đương đáy cũ của tháng 07/2021).
NLG - CTCP Đầu tư Nam Long
Bình quân bán lớn hơn bình quân mua và khối ngoại thường xuyên bán ròng cho thấy khả năng rung lắc vẫn còn trong bối cảnh thị trường biến động phức tạp.
Khối lượng giao dịch trồi sụt thất thường nên giá khó tăng mạnh trở lại. Tuy nhiên, phân kỳ giá lên (bullish divergence) được kỳ vọng sẽ xuất hiện trong các phiên tới.
STB - Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
Mẫu hình nến Three White Candle xuất hiện từ tuần trước cho thấy nhà đầu tư đã bớt bi quan về STB khi giá cổ phiếu đã về vùng hấp dẫn.
Chỉ báo MACD cho tín hiệu mua trở lại hình thành phân kỳ giá lên (bullish divergence) ở vùng thấp chứng tỏ khả năng có hồi phục mạnh khá cao.
Khối lượng giao dịch chưa ổn định và cần được cải thiện trong thời gian tới.
MSN - CTCP Tập đoàn Masan
Khối ngoại thường xuyên mua ròng và khối lượng giao dịch duy trì tốt cho thấy dòng tiền đang quay trở lại cổ phiếu MSN.
Giá test thành công Fibonacci Retracement 261.8% (tương đương vùng 71,000-73,000) và nhận được sự hỗ trợ từ ngưỡng này.
Tín hiệu mua của MACD cũng đã xuất hiện trở lại cho thấy triển vọng ngắn hạn rất tích cực.
PDR - CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt
Chỉ báo MACD lao dốc liên tục và chưa thể cho tín hiệu mua nên quá trình rung lắc dự kiến sẽ còn tiếp diễn.
Đường trendline dài hạn (tương đương vùng 41,500-43,000) sẽ là hỗ trợ mạnh cho PDR trong thời gian tới.
Khối lượng giao dịch tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày 31/10/2022 cho thấy nhà đầu tư đã bớt thận trọng.
VIC - Tập đoàn VINGROUP - CTCP
Giá cổ phiếu VIC giằng co mạnh và test lại ngưỡng Fibonacci Retracement 161.8% (tương đương vùng 52,000-55,000).
Mẫu hình nến Hammer xuất hiện liên tục cho thấy rủi ro điều chỉnh là không lớn khi mà khối lượng giao dịch liên tục ở mức cao.
Người viết kỳ vọng phân kỳ giá lên sẽ sớm xuất hiện trong thời gian tới.
VPB - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
Khối lượng giao dịch nằm dưới mức trung bình 20 ngày chứng tỏ dòng tiền chưa thực sự ổn định trong ngắn hạn.
Fibonacci Retracement 161.8% (tương đương vùng 14,800-15,200) sẽ tiếp tục là hỗ trợ mạnh trong thời gian tới.
Giá hiện đang nằm trên đường Middle của Bollinger Bands nên rủi ro không lớn.
Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Tư vấn Vietstock
FILI
|