Thứ Năm, 03/11/2022 13:02

Mang tiền đầu tư chứng khoán, các doanh nghiệp ngậm ngùi “ôm lỗ”

Thị trường chứng khoán nhiều biến động, ẩn chứa rủi ro khiến việc kiếm lời từ kênh đầu tư này chưa bao giờ là dễ dàng, nhất là đối với các doanh nghiệp “tay ngang”. Dù đã báo lỗ trong quý 2, dẫn đến hiệu suất đầu tư kém suốt từ đầu năm 2022, thế nhưng trong quý 3/2022, nhiều doanh nghiệp vẫn tiếp tục “cầm hàng” để rồi thua lỗ lớn hoặc thậm chí mất vốn.

Doanh nghiệp ngoại đạo ‘bỏng tay’ vì đầu tư chứng khoán

Theo thống kê của VietstockFinance, trong 9 doanh nghiệp thương mại - sản xuất có hoạt động đầu tư chứng khoán trên 3 sàn HOSE, HNX và UPCoM, tổng giá trị danh mục ước tính gần 1,870 tỷ đồng; trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán lên tới gần 641 tỷ đồng, bằng 34% tổng danh mục.

Giá trị đầu tư và dự phòng đầu tư chứng khoán tại ngày 30/09/2022 của một số doanh nghiệp trên sàn. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Tại thời điểm 30/09/2022, Tổng CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (Petrosetco, HOSE: PET) nắm hơn 347 tỷ đồng đầu tư chứng khoán, chiếm 3.7% tổng tài sản. Tuy nhiên, Công ty không thuyết minh cơ cấu danh mục đầu tư cổ phiếu nào.

Bóc tách danh mục đầu tư chứng khoán cuối quý trước 30/06/2022, PET ghi nhận đầu tư hơn 419 tỷ đồng và trích lập dự phòng hơn 183 tỷ đồng, tương ứng tạm lỗ gần 44%. Trong đó, danh mục cổ phiếu đầu tư chủ yếu là cổ phiếu VIX (hơn 95 tỷ đồng), cổ phiếu VGS (gần 58 tỷ đồng), cổ phiếu GEX (gần 51 tỷ đồng), cổ phiếu SAM (gần 42 tỷ đồng) và hơn 173 tỷ đồng các cổ phiếu khác.

Danh mục đầu tư cổ phiếu của PET thời điểm 30/06/2022
Nguồn: BCTC bán niên 2022 của PET

Tại thời điểm 30/09/2022, Công ty đã trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán hơn 166 tỷ đồng so với đầu năm chỉ trích lập 3.4 tỷ đồng. Như vậy, PET đang tạm lỗ gần 48% tổng danh mục đầu tư chứng khoán.

Mức lỗ danh mục đầu tư chứng khoán của PET tại cuối tháng 9/2022 là gần 48%, cao hơn thời điểm 30/06/2022 (44%).

Cũng bị thua lỗ cổ phiếu là CTCP Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (HNX: NDN) và CTCP Licogi 14 (HNX: L14).

Dù kinh doanh chính ở lĩnh vực bất động sản, cả hai đều chi khá mạnh tiền cho đầu tư chứng khoán. Quý 3/2022, đầu tư chứng khoán tiếp tục là nguyên nhân chính khiến 2 doanh nghiệp này lâm vào cảnh thua lỗ, tương tự như trong 6 tháng đầu năm nay.

Cụ thể, NDN vừa báo cáo lỗ gần 29 tỷ đồng trong quý 3, trong khi cùng kỳ năm trước có lãi hơn 81 tỷ đồng. Công ty giải trình lợi nhuận giảm là do thị trường chứng khoán có nhiều biến động tiêu cực nên hoạt động đầu tư tài chính không hiệu quả.

Cuối tháng 9/2022, NDN sở hữu danh mục cổ phiếu có giá trị gốc gần 400 tỷ đồng, nhưng hiện đang lỗ trên danh mục hơn 123 tỷ đồng, tương đương mức lỗ 31%. So với cuối quý trước, Công ty lỗ thêm hơn 33 tỷ đồng.

Danh mục của NDN sở hữu 9 cổ phiếu, trong đó cổ phiếu SHB, VHMTCB đang lỗ nặng nhất, tương ứng ở mức 53 tỷ đồng (lỗ 41%), 45 tỷ đồng (lỗ 24%) và 16 tỷ đồng (lỗ 41%).

Trong quý 3, NDN cũng bắt đáy "nhẹ" ở HPG, mua thêm GEG, đồng thời cắt lỗ bớt ở TCB.

Danh mục đầu tư cổ phiếu của NDN thời điểm 30/09/2022. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Còn đối với L14, quý 3 Công ty chi hơn 105 tỷ đồng vào đầu tư chứng khoán, kết quả phải trích lập dự phòng giảm giá gần 69 tỷ đồng, tương ứng mức lỗ hơn 65% tổng danh mục.

Tại thời điểm cuối quý 2, L14 nắm giữ hơn 1.3 triệu cp CEO và 217,300 cp DIG với giá gốc lần lượt là 86.3 tỷ đồng và 19 tỷ đồng. Tại thời điểm 30/06, cả 2 khoản đầu tư này đều tạm lỗ, với CEO là 51.6 tỷ đồng và DIG là 11.3 tỷ đồng.

Tương tự, Vĩnh Hoàn (HOSE: VHC) lỗ sâu trong hoạt động đầu tư chứng khoán dù vẫn báo lãi ở hoạt động kinh doanh thủy sản.

Tính tới cuối quý 3/2022, “vua cá tra” đang ghi nhận khoản dự phòng giảm giá chứng khoán gần 79 tỷ đồng, tương ứng với mức lỗ 41% dựa trên giá gốc 191 tỷ đồng. Cụ thể hơn, VHC đang lỗ trên giấy 44% với NLG, 46% với DXS và 24% ở KBC. Các khoản đầu tư khác cũng lỗ 42%.

Danh mục đầu tư cổ phiếu của VHC thời điểm 30/09/2022. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Tập đoàn Thép Tiến Lên (HOSE: TLH) cũng đã có một kỳ kinh doanh đầy rẫy khó khăn. Cuối quý 3/2022, TLH nắm trong tay danh mục cổ phiếu có giá gốc hơn 138 tỷ đồng, nhưng hiện đang dự phòng giảm giá gần 61 tỷ đồng, tương đương mức giảm 44%.

So với quý 2/2022, mức dự phòng giảm giá thấp hơn gần 5 tỷ đồng, nhưng không phải do cổ phiếu tăng giá mà do TLH đã cắt lỗ bớt (giá gốc của mục cổ phiếu khác giảm 20 tỷ đồng về mức 75 tỷ đồng). Cuối tháng 9, TLH đang lỗ trên giấy 57% ở VIX, 47% ở SHBIJC, trong khi các cổ phiếu khác giảm 39%.

Danh mục đầu tư cổ phiếu của TLH thời điểm 30/09/2022. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (HOSE: TDH) và CTCP Xây dựng Coteccons (HOSE: CTD) cũng rẽ ngang đầu tư chứng khoán.

Tính tới cuối tháng 9, TDH trích 32 tỷ đồng đầu tư vào các mã như cổ phiếu PPI, SC5STB. Song phải trích lập dự phòng giảm giá gần 27 tỷ đồng, tức 83% giá trị đầu tư.

Danh mục đầu tư cổ phiếu của TDH thời điểm 30/09/2022
Nguồn: BCTC quý 3/2022 của TDH

Về phía chứng khoán kinh doanh của CTD, Công ty đã chi gần 40 tỷ đồng mua chứng chỉ quỹ ETF KIM GROWTH VN30. Đồng thời, chi hơn 30.4 tỷ đồng mua cổ phiếu TCB; mua cổ phiếu FPT (gần 28 tỷ đồng) và mua cổ phiếu của các công ty khác (hơn 157 tỷ đồng).

Danh mục đầu tư cổ phiếu của CTD thời điểm 30/09/2022
Nguồn: BCTC quý 3/2022 của CTD

Ngoại trừ khoản đầu tư vào FPT tăng nhẹ vào thời điểm cuối quý 3 thì CTD đang phải trích lập dự phòng cho tất cả các khoản đầu tư chứng khoán với tổng gần 37 tỷ đồng.

Ôm “trái đắng” vì “cổ phiếu quốc dân”

Trong khi đó, cổ phiếu HPG hiện là khoản đầu tư tài chính lớn nhất của CTCP SAM HOLDINGS (HOSE: SAM). Cụ thể, danh mục đầu tư chứng khoán tại thời điểm 30/09/2022 của Công ty đạt hơn 311 tỷ đồng, trích lập dự phòng hơn 55.5 tỷ đồng, tương ứng tạm lỗ gần 18% tổng danh mục.

Trong đó, danh mục đầu tư chủ yếu hơn 91 tỷ đồng cổ phiếu HPG. Các cổ phiếu khác cũng có giá trị không ít: Cổ phiếu SJS (hơn 62.2 tỷ đồng); cổ phiếu DNP (hơn 56.4 tỷ đồng); cổ phiếu SSI (20.7 tỷ đồng); cổ phiếu TCB (20.5 tỷ đồng)…

Danh mục đầu tư cổ phiếu của SAM thời điểm 30/09/2022
Nguồn: BCTC quý 3/2022 của SAM

HPG của Tập đoàn Hòa Phát được gọi tên trong số các “cổ phiếu quốc dân” bởi sở hữu lượng cổ đông đông đảo. Tuy nhiên, dưới sự tác động riêng của ngành thép và tác động chung của thị trường, cổ phiếu HPG khiến nhiều doanh nghiệp lỗ nặng khi trót đầu tư vào mã này.

Đáng kể nhất là Hóa An (HOSE: DHA), trong 9 tháng đầu năm, Công ty đã bỏ thêm 65 tỷ đồng để nâng tổng danh mục đầu tư chứng khoán lên 88.5 tỷ đồng. Trong đó, DHA đã trích lập dự phòng hơn 24 tỷ đồng, chiếm hơn 27% tổng danh mục đầu tư chứng khoán. So với đầu năm, trích lập dự phòng tới cuối tháng 9/2022 tăng thêm gần 21 tỷ đồng.

HPG là mã trụ cột trong danh mục của DHA (hơn 80.3 tỷ đồng); cổ phiếu TTC (hơn 6 tỷ đồng); CTCP Du lịch Phú Yên (2.15 tỷ đồng). Như vậy, việc trích lập dự phòng hơn 24 tỷ đồng, nhiều khả năng chủ yếu do đầu tư vào cổ phiếu HPG.

Danh mục đầu tư cổ phiếu của DHA tại ngày 30/09/2022
Nguồn: BCTC quý 3/2022 của DHA

Thế Mạnh

FILI

Các tin tức khác

>   TTF: BCTC Quý 04.2020 (01/02/2021)

>   VC2: Báo cáo tài chính quý 3/2022 (công ty mẹ) (03/11/2022)

>   VSM: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (03/11/2022)

>   MBG: Báo cáo tài chính quý 3/2022 (03/11/2022)

>   TLP: Báo cáo tài chính quý 3/2022 (03/11/2022)

>   KHW: Thay đổi giấy đăng ký kinh doanh (03/11/2022)

>   DTE lần đầu báo lỗ từ khi giao dịch trên UPCoM vì… chưa thu được tiền điện (03/11/2022)

>   TLP: Báo cáo tài chính quý 3/2022 (công ty mẹ) (03/11/2022)

>   TOT: Nghị quyết Hội đồng quản trị (03/11/2022)

>   TTT: Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền chi cổ tức năm 2021 bằng tiền (Công bố lại do điều chỉnh ngày thanh toán đối với cổ đông chưa lưu ký là ngày 15/12/2022) (03/11/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật