Thứ Năm, 03/11/2022 08:18

Lãi ròng quý 3 ASM giảm 41% do mất khoản lãi đột biến

Khép lại quý 3/2022, doanh thu thuần của CTCP Tập đoàn Sao Mai (HOSE: ASM) tăng mạnh nhưng lợi nhuận ròng lại giảm 41% so với cùng kỳ. Nguyên nhân do kỳ này, Công ty không có khoản lợi nhuận khác lên đến 180 tỷ đồng từ gói hỗ trợ tài chính của Nhật Bản.

Kết quả kinh doanh hợp nhất quý 3 và 9 tháng năm 2022 của ASM. Đvt: Tỷ đồng

Quý 3, ASM ghi nhận doanh thu thuần 3,344 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ. Do giá vốn hàng bán tăng chậm hơn (+36%), lợi nhuận gộp tăng mạnh 55% lên hơn 443 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 11.9% lên 13.3%.

Trong kỳ, doanh thu tài chính tăng 70%, lên hơn 56 tỷ đồng. Chi phí tài chính đạt mức khá cao với 122 tỷ đồng (tăng 5%), trong đó toàn bộ là lãi vay.

Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lần lượt 22% (đạt gần 77 tỷ đồng) và 27% (đạt hơn 51 tỷ đồng).

Trong khi chi phí tăng thì lợi nhuận khác của ASM lại sụt giảm 98%, khi thu về hơn 3 tỷ đồng so với 180 tỷ đồng của quý 3/2021 (cùng kỳ Công ty nhận được gói hỗ trợ tài chính theo cơ chế tín chỉ chung do Bộ Môi trường Nhật Bản quản lý và tổ chức).

Các yếu tố trên khiến lãi ròng quý 3 của ASM giảm 41%, còn gần 153 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng năm 2022, doanh thu thuần của Công ty đạt 10,565 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu từ xuất khẩu cá và thức ăn cá đều tăng, lần lượt 68% và 22%. Kết quả, lãi sau thuế tăng mạnh 71%, lên gần 898 tỷ đồng và lợi nhuận ròng tăng 26%, đạt hơn 587 tỷ đồng.

Cơ cấu tổng doanh thu tại ngày 30/09/2022 của ASM
Nguồn: ASM

Tại ĐHĐCĐ năm 2022, ASM thông qua kế hoạch thu về 14,700 tỷ đồng doanh thu thuần và 1,630 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Sau 9 tháng, Công ty thực hiện được 55% mục tiêu lợi nhuận năm.

Tình hình kinh doanh các năm gần đây và KH năm 2022 của ASM . Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Tính tới cuối tháng 9/2022, tổng tài sản của ASM đạt gần 19,226 tỷ đồng, tăng gần 6% so với đầu năm. Biến động chủ yếu do tiền và các khoản tương đương tiền tăng 69% (gần 990 tỷ đồng); chi phí xây dựng cơ bản tăng 54% (gần 1,364 tỷ đồng); giá trị lợi thế thương mại phát sinh từ việc mua công ty con tăng - đạt 507 tỷ đồng (gấp 2.6 lần).

Ngoài ra, hàng tồn kho tăng 4%, lên hơn 2,958 tỷ đồng; đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn giảm 28% xuống 1,156 tỷ đồng; các khoản phải thu ngắn hạn hơn 4,153 tỷ đồng, không biến động nhiều so với đầu năm.

Về nguồn vốn, nợ phải trả tăng nhẹ 3%, lên hơn 10,946 tỷ đồng; chiếm chủ yếu là vay nợ thuê ngắn hạn hơn 5,510 tỷ đồng (tăng 19%), vay nợ thuê dài hơn gần 3,600 tỷ đồng (tăng 10%).

Vốn chủ sở hữu đạt 8,280 tỷ đồng (tăng 9%), trong đó lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 1,503 tỷ đồng (giảm 28%) và lợi nhuận cổ đông khác gần 2,806 tỷ đồng (tăng 13%).

Hủy phương án phát hành hơn 168 triệu cp 

Ở diễn biến đáng chú ý khác, cuối tháng 9/2022, ASM bất ngờ thông báo hủy phương án phát hành hơn 168 triệu cp cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ được HĐQT thông qua ngày 08/06/2022. Lý do Công ty đưa ra là kinh tế thế giới có nhiều bất ổn và thị trường không thuận lợi.

Theo Nghị quyết ngày 08/06, HĐQT ASM đã thông qua phương án phát hành hơn 168 triệu cp cho cổ đông hiện hữu bằng phương thức thực hiện quyền mua. Tỷ lệ thực hiện quyền là 2:1 (cổ đông sở hữu 1 cp được hưởng 1 quyền mua và cứ 2 quyền mua sẽ được mua thêm 1 cp mới).

Mức giá phát hành dự kiến là 12,000 đồng/cp. Nếu phát hành thành công, doanh nghiệp sẽ thu về hơn 2,019 tỷ đồng; nâng vốn điều lệ từ hơn 3,365 tỷ đồng lên gần 5,048 tỷ đồng.

Về mục đích sử dụng vốn, nguồn tiền thu được từ phát hành cổ phiếu sẽ được dùng đầu tư vốn vào các doanh nghiệp khác và bổ sung nguồn vốn lưu động sản xuất kinh doanh.

Phương án sử dụng vốn dự kiến sau khi phát hành cổ phiếu của ASM
Nguồn: ASM

Tới đầu tháng 10/2022, ASM thông báo chốt quyền trả cổ tức năm 2021 bằng tiền mặt. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 07/10/2022.

Với tỷ lệ thực hiện 15% (cổ đông sở hữu 1 cp được nhận 1,500 đồng) cùng hơn 336.5 triệu cp đang lưu hành, ước tính ASM cần chi hơn 504 tỷ đồng để hoàn tất đợt chi trả. Thời gian thanh toán dự kiến vào ngày 04/11/2022.

Giá cổ phiếu ASM có dấu hiệu giảm mạnh trong nửa đầu năm 2022 và mới hồi phục thời gian gần đây. Phiên chiều 02/11, cổ phiếu ASM đang được giao dịch ở mức 9,800 đồng/cp, giảm gần 62% so với đỉnh 25,700 đồng/cp ngày 01/04/2022.

Diễn biến giá cổ phiếu ASM từ đầu năm 2022

Thế Mạnh

FILI

Các tin tức khác

>   NAS: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (02/11/2022)

>   KHW: Nghị quyết Hội đồng quản trị (02/11/2022)

>   Savico tiếp tục lãi lớn trong quý 3 (02/11/2022)

>   IDV: Báo cáo tài chính năm 2022 (Công ty mẹ) (02/11/2022)

>   IPA: Báo cáo tài chính quý 3/2022 (công ty mẹ) (02/11/2022)

>   SGT: CBTT Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3 năm 2022 (02/11/2022)

>   SGT: CBTT Báo cáo tài chính riêng lẻ quý 3 năm 2022 (02/11/2022)

>   SSH: Báo cáo tài chính quý 3/2022 (02/11/2022)

>   VMC: Báo cáo tài chính bán niên năm 2022 (02/11/2022)

>   IDV: Báo cáo tài chính năm 2022 (02/11/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật