Thứ Ba, 22/11/2022 13:50

“Bản giao hưởng tươi vui” của doanh nghiệp dược phẩm trong quý 3/2022

Kết thúc quý 3/2022, nhiều doanh nghiệp ngành dược thông báo kết quả khởi sắc, trong đó các ông lớn đều đạt tăng trưởng tốt về lợi nhuận.

Kết quả thống kê từ VietstockFinance cho thấy bức tranh khả quan của các doanh nghiệp dược phẩm, với tổng doanh thu và lãi ròng lần lượt là hơn 8.3 ngàn tỷ và gần 819 tỷ đồng, tương ứng tăng 22% và 33% so với cùng kỳ. Theo đó, trong số 28 doanh nghiệp (trên HOSE, HNX, UPCoM) đã công bố kết quả, có 18 doanh nghiệp lãi tăng trưởng dương so với cùng kỳ (với 1 doanh nghiệp chuyển lỗ thành lãi), 7 doanh nghiệp lãi giảm, và 2 doanh nghiệp thua lỗ.

18 doanh nghiệp báo lãi tăng trưởng dương trong quý 3/2022

Có ông lớn lãi kỷ lục

“Kỷ lục” lợi nhuận thuộc về ông lớn Dược Hậu Giang (HOSE: DHG). Trong quý 3, nhờ việc cải thiện quản lý hệ thống phân phối, khách hàng và quản lý dòng tiền hiệu quả, doanh thu DHG đạt hơn 1.16 ngàn tỷ đồng, tăng 23%; lãi ròng hơn 262 tỷ đồng, hơn cùng kỳ 30% và cũng là mức lãi quý kỷ lục từ trước đến nay của đơn vị này.

Top 8 doanh nghiệp dược phẩm lãi cao nhất quý 3/2022

Lũy kế 9 tháng, doanh thu, lãi trước thuế và lãi ròng của DHG lần lượt đạt 3.3 ngàn tỷ (tăng 15%), 836 tỷ và 752 tỷ đồng (cùng tăng 24%). Như vậy, DHG đã thực hiện được 79% kế hoạch doanh thu và gần như hoàn thành toàn bộ mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm (98%).

Ông lớn Dược Hậu Giang báo lãi kỷ lục trong quý 3/2022

Traphaco (HOSE: TRA) đứng thứ 2 trong số doanh nghiệp ngành dược lãi cao nhất quý 3, với doanh thu 604 tỷ đồng, tăng 6% và lợi nhuận ròng gần 72 tỷ đồng, tăng 11%. Sau 9 tháng, Công ty đạt doanh thu hơn 1.8 ngàn tỷ đồng, lãi ròng hơn 230 tỷ đồng, tương ứng tăng 14% và 28%, thực hiện được hơn 77% kế hoạch doanh thu và gần 88% mục tiêu lợi nhuận sau thuế cả năm.

Kết quả quý 3 của TRA cũng tương đối sáng sủa

Tiếp đến là Dược phẩm CPC1 (HNX: DTP) với một quý kinh doanh bùng nổ, khi doanh thu đạt gần 236 tỷ đồng, tăng 82%; lãi ròng gấp 2.5 lần cùng kỳ, đạt 62.3 tỷ đồng. DTP cho biết, sản lượng tiêu thụ tại quý 3 gia tăng với nhiều sản phẩm mới được sản xuất tiêu thị trên thị trường, cộng thêm việc doanh thu hoạt động tài chính gia tăng trong khi chi phí giảm đi đã giúp Công ty đạt được thành quả trên.

Sau quý 2 đi lùi, Imexpharm (HOSE: IMP) “quật khởi” trong quý 3 với doanh thu tăng 63%, đạt gần 418 tỷ đồng; lãi sau thuế gần 56 tỷ đồng, tăng 78%. IMP lý giải, mức tăng trưởng trên đến từ mở rộng thị trường, kết thúc các chương trình bán hàng và thị trường hồi phục sau đại dịch COVID-19. Công ty cũng cơ cấu lại danh mục sản phẩm bán ra, chỉ chú trọng vào các nhóm sản phẩm chủ lực có giá trị và biên lợi nhuận cao.

IMP có một quý kinh doanh tươi đẹp

Lũy kế 9 tháng, doanh thu, lợi nhuận trước và sau thuế của IMP lần lượt đạt gần 1.1 ngàn tỷ đồng, 198 tỷ đồng và 155 tỷ đồng, tăng trưởng 25% và 27%. Kết quả này tương ứng với 75% kế hoạch doanh thu và 72% mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2022.

Nhiều doanh nghiệp ngành dược khác cũng ghi nhận kết quả thuận lợi, như DMC hay DCL, với lãi ròng tăng lần lượt 27% và 79%.

Những nốt nhạc buồn

Một số doanh nghiệp ngậm ngùi giảm lãi trong quý 3/2022

VINAPHARM (UPCoM: DVN) nằm trong số ít các doanh nghiệp ngành dược lợi nhuận thụt lùi trong quý 3 dù doanh thu tăng 33% lên 1.4 ngàn tỷ đồng, lãi gộp tăng 34% lên hơn 143 tỷ đồng nhưng lãi ròng giảm 41% so với cùng kỳ, còn hơn 26 tỷ đồng. Nguyên nhân nằm ở các khoản trích lập dự phòng đầu tư tài chính cao hơn do ảnh hưởng biến động giá cổ phiếu. Theo BCTC, dự phòng giảm giá đầu tư của DVN tại thời điểm 30/09 lên tới 60 tỷ đồng, đầu năm chỉ có 4 tỷ đồng.

Lãi quý 3/2022 của DVN giảm mạnh so với cùng kỳ

Trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán cũng là nguyên nhân khiến DVN lỗ ròng trong quý 2/2022. Cụ thể, chi phí tài chính quý 2 tăng đột biến, gấp 161 lần cùng kỳ, lên gần 71 tỷ đồng, với khoản trích lập dự phòng gấp 10 lần cùng kỳ lên 42 tỷ đồng, qua đó khiến Công ty lỗ ròng gần 11 tỷ đồng, cùng kỳ lãi 77 tỷ đồng.

Dược Danapha (UPCoM: DAN) cũng chung cảnh, với doanh thu tăng 33%, đạt 148 tỷ đồng, nhưng lãi ròng sụt giảm 11% còn 18 tỷ đồng. Doanh nghiệp cho biết nhờ thay đổi chiến lược kinh doanh kênh nhà thuốc đã giúp doanh thu tăng, nhưng chi phí tài chính gấp 4 lần cùng kỳ đạt 3.6 tỷ đồng, cùng chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 39% lên 15.2 tỷ đồng (vì điều chỉnh tăng chi phí tiền lương cho nhân viên thời kỳ hậu COVID-19) đã kéo lùi lợi nhuận Công ty.

DAN chịu giảm lãi dù doanh thu tăng vì chi phí tiền lương thời kỳ hậu COVID-19

Tương tự, Dược liệu Việt Nam (HNX: DVM) đạt doanh thu tăng trưởng 9% lên 276 tỷ đồng, nhưng lãi ròng cũng sụt giảm 9%, còn 12.5 tỷ đồng.

Trong khi đó, Dược phẩm Trung ương 2 (UPCoM: DP2) nối dài “bản nhạc” thua lỗ bắt nguồn từ quý 4/2017. Tuy doanh thu tăng 83% lên hơn 59 tỷ đồng, nhưng DP2 tiếp tục lỗ ròng gần 4 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ hơn 4.3 tỷ đồng, vì chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính tăng cao.

Báo cáo chuyên đề ngành dược tháng 08/2022, CTCK Rồng Việt (VDSC, HOSE: VDS) nhận định, nửa cuối năm 2022 của ngành dược được kỳ vọng sẽ tương đối khởi sắc từ mức nền thấp của năm ngoái. Nguyên nhân do dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 tại Việt Nam khiến bệnh nhân bị hạn chế đến khám chữa bệnh tại bệnh viện. Đồng thời, người dẫn lựa chọn mua thuốc điều trị triệu chứng của biến thể Omicron tại kênh nhà thuốc dẫn tới sự dịch chuyển trong cơ cấu doanh thu ngành dược phẩm.

Về dài hạn, ngành dược phẩm có nhiều điều kiện thuận lợi để tăng trưởng, bao gồm xu hướng nhân khẩu học: nhóm người cao tuổi (trên 60 tuổi) đang chiếm 13% tổng dân số Việt Nam, và dự báo sẽ chiếm 21% vào năm 2040. Nhóm tuổi này sẽ xuất hiện nhiều vấn đề về sức khỏe, qua đó phát sinh nhu cầu với sản phẩm thuốc cao hơn độ tuổi lao động. 

Châu An

FILI

Các tin tức khác

>   KBC: Báo cáo thay đổi về sở hữu ngưỡng 1% của nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan là cổ đông lớn (22/11/2022)

>   GEX: Báo cáo thay đổi về sở hữu của nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan là cổ đông lớn (22/11/2022)

>   PVM: Thông báo mời họp và Tài liệu Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2022 (22/11/2022)

>   TGP: Báo cáo quản trị công ty bán niên 2022 (22/11/2022)

>   TGP: Ký Hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính năm 2022 (22/11/2022)

>   CEN: Nghị quyết Hội đồng quản trị về việc ký kết hợp đồng kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2022 (22/11/2022)

>   DSC: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (22/11/2022)

>   3 năm liên tiếp Masan thuộc Top Doanh nghiệp niêm yết có năng lực quản trị tài chính tốt nhất (22/11/2022)

>   SJC: Đính chính Nghị quyết Hội đồng quản trị về việc triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2022 (22/11/2022)

>   CT3: Hợp đồng kiểm toán (Về việc: Kiểm toán báo cáo tài chính cho năm tài chính 2022 kết thúc ngày 31/12/2022) (22/11/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật