Thứ Hai, 03/10/2022 09:13

Yên chạm đáy 24 năm, Nhật Bản chi gần 20 tỷ USD để ngăn đà giảm

Bất chấp các biện pháp can thiệp của chính phủ Nhật Bản, đồng yên tiếp tục xuống thấp nhất 24 năm so với USD trong vài phiên gần đây.

Chính phủ Nhật Bản đã chi 2,840 tỷ yên (19.7 tỷ USD) trong tuần qua để can thiệp ngăn chặn đà lao dốc của yên so với USD. Tuy nhiên, đồng tiền này vẫn giảm về gần mức trước khi chính phủ nước này hành động.

Con số trên được Bộ Tài chính Nhật Bản công bố vào ngày 30/09 và cho biết họ can thiệp trong khoảng thời gian từ ngày 30/08 đến ngày 28/09. Tuy nhiên, những người tham gia thị trường cho rằng toàn bộ 2,840 yên đó được tung ra vào ngày 22/09 và đây cũng là lần đầu tiên kể từ năm 1998 Nhật Bản can thiệp trên thị trường tiền tệ bằng cách mua yên.

Giới phân tích cho biết động thái can thiệp này chỉ có hiệu lực tạm thời trong việc giảm mức độ biến động của tỷ giá USD/JPY cũng như ngăn đồng yên chạm đáy mới. Tuy nhiên, các yếu tố cơ bản châm ngòi cho đà lao dốc của đồng yên vẫn không thay đổi. Đó là việc ngân hàng trung ương Nhật Bản vẫn duy trì chính sách tiền tệ cực kỳ nới lỏng và là ngân hàng trung ương duy nhất trên thế giới giữ lãi suất cơ bản ở mức âm. Trong khi đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) được cho là sẽ tiếp tục mạnh tay tăng lãi suất để chống lạm phát.

Đồng yên giao dịch ở 144.6 yên đổi 1 đôla trong phiên chiều ngày 30/09, gần mức đáy 145.89 yên trước khi chính phủ can thiệp.

Với kho dự trữ ngoại hối trị giá 1,300 tỷ USD, các nhà phân tích của Bank of America (BofA) cho rằng chính phủ Nhật Bản có thể thực hiện thêm 10 đợt can thiệp khác bằng cách bán các tài sản lưu động nếu họ sử dụng đến 136 tỷ USD tiền gửi và 148 tỷ USD trái phiếu có kỳ hạn dưới một năm.

Theo BofA, tác động của các đợt can thiệp của Nhật Bản sau này có thể giảm dần theo thời gian, đặc biệt là khi Nhật Bản sử dụng những tài sản lưu động còn lại trong kho dự trữ. “Việc kết hợp nhiều biện pháp can thiệp có thể tạo ra tác động mạnh mẽ hơn, nhưng với tình hình thị trường lao động cũng như lạm phát tại Mỹ ‘nóng’ như hiện nay, chúng tôi nghĩ khả năng này ít xảy ra”, BofA nhận định.

Các nhà phân tích của JPMorgan cũng cho rằng việc can thiệp trên thị trường tiền tệ không thể làm chậm lại đà mất giá của đồng yên trong dài hạn, trừ khi khoảng cách về lãi suất được thu hẹp. “Chúng tôi cho rằng các động thái của Bộ Tài chính và ngân hàng trung ương Nhật Bản là để câu giờ trong vài tháng tới cho đến khi tình hình kinh tế Nhật Bản phù hợp với việc bình thường hoá chính sách tiền tệ”.

Kim Dung (Theo Financial Times)

FILI

Các tin tức khác

>   Tiền mặt  là 'vua' khi Fed quyết liệt chống lạm phát (03/10/2022)

>   Grab sẽ ra mắt ngân hàng số ở Malaysia, Indonesia vào năm 2023 (01/10/2022)

>   Ấn Độ tăng lãi suất lần thứ 4 trong vòng 5 tháng (01/10/2022)

>   “Kỳ lân” Traveloka huy động vốn thành công từ BlackRock (30/09/2022)

>   Đồng won Hàn Quốc sụt giá và những căn nguyên đến từ nội tại nền kinh tế (30/09/2022)

>   Tỷ phú Masayoshi Son dự kiến sa thải ít nhất 30% nhân sự tại Vision Fund (30/09/2022)

>   Quyết định đi vào lịch sử của Ngân hàng Trung ương Mexico (30/09/2022)

>   Cơn địa chấn ở Shopee (30/09/2022)

>   Viễn cảnh ảm đạm của thị trường tài chính toàn cầu (30/09/2022)

>   Trung Quốc lo ngại 'vòng xoáy giảm giá' của đồng Nhân dân tệ (30/09/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật