Thứ Sáu, 21/10/2022 10:30

Vĩnh Hoàn đầu tư chứng khoán lỗ nặng

Lấn sân sang chứng khoán trong mùa sôi động nhất của thị trường, nay Vĩnh Hoàn phải hứng chịu đòn đau khi thị trường đột ngột đổ dốc trong năm 2022. Hiện “vua cá tra” đang lỗ trên giấy 44% ở NLG, 46% ở DXS và 24% ở KBC.

Quý 3/2022, CTCP Vĩnh Hoàn (HOSE: VHC) ghi nhận doanh thu thuần hơn 3,261 tỷ đồng và lợi nhuận gộp 625 tỷ đồng, tăng tương ứng 46% và 53% so với cùng kỳ.

Trong giai đoạn này, doanh thu tài chính và chi phí tài chính đều tăng mạnh. Cả thảy, “vua cá tra” lãi 56 tỷ đồng từ hoạt động tài chính, chủ yếu là nhờ chênh lệch tỷ giá. Trong khi đó, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh 57%, lên 81 tỷ đồng trong quý 3/2022.

Kết quả, doanh nghiệp thủy sản này lãi ròng 450 tỷ đồng, tăng 76% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, đây là mức lãi thấp nhất trong 1 năm qua và là tín hiệu đáng ngại với các doanh nghiệp có chu kỳ như Vĩnh Hoàn.

Kết quả kinh doanh của Vĩnh Hoàn trong quý 3/2022

Đvt: Tỷ đồng

Kết quả kém lạc quan so với các quý trước đến từ sự hạ nhiệt của thị trường cá tra trong những tháng gần đây, với giá bán và sản lượng bắt đầu giảm. Trong đó, Mỹ, thị trường chính của Vĩnh Hoàn, đang bị tác động tiêu cực vì lạm phát.

Lỗ nặng từ chứng khoán, danh mục hơn 190 tỷ đồng

Dù báo lãi lớn, nhưng các khoản lỗ từ chứng khoán tiếp tục là vệt đen trong báo cáo tài chính của Vĩnh Hoàn.

Tính tới cuối quý 3/2022, “vua cá tra” đang ghi nhận khoản dự phòng giảm giá chứng khoán gần 79 tỷ đồng, tương ứng với mức lỗ 41% dựa trên giá gốc 191 tỷ.

Nguồn: BCTC Quý 3 của Vĩnh Hoàn

Cụ thể hơn, Vĩnh Hoàn đang lỗ trên giấy 44% ở NLG, 46% ở DXS và 24% ở KBC và các khoản đầu tư khác cũng lỗ 42%.

Trên thực tế, việc một doanh nghiệp sản xuất như Vĩnh Hoàn đi đầu tư chứng khoán cũng làm dấy lên sự nghi ngại từ các nhà đầu tư vì điều này cho thấy ban lãnh đạo đang xao nhãng khỏi hoạt động cốt lõi.

Dự phòng giảm giá hàng tồn 371 tỷ đồng

Sau giai đoạn thuận lợi, “vua cá tra” đang sở hữu bảng cân đối lành mạnh.

Cuối tháng 9/2022, Vĩnh Hoàn đang nắm hơn 2.2 ngàn tỷ tiền mặt và đầu tư tài chính ngắn hạn, trong đó chủ yếu là các khoản tiền gửi dưới 1 năm.

Các khoản phải thu ngắn hạn tăng mạnh từ 2.1 ngàn tỷ (đầu năm) lên 2.9 ngàn tỷ, đồng thời hàng tồn kho cũng tăng mạnh lên 2.8 ngàn tỷ tại cuối tháng 9. Đáng chú ý, Vĩnh Hoàn đang phải dự phòng giảm giá hàng tồn kho 371 tỷ đồng.

Ở bên kia bảng cân đối, nợ ngắn hạn ở mức 3.8 ngàn tỷ đồng, trong đó gần 2.5 ngàn tỷ là vay nợ tài chính ngắn hạn.

Vũ Hạo

FILI

Các tin tức khác

>   L14: Lãi quý 3 giảm nhẹ, mục tiêu năm vẫn xa vời (21/10/2022)

>   SWC: Báo cáo tài chính quý 3/2022 (công ty mẹ) (21/10/2022)

>   SCJ: Thông báo ngày đăng ký cuối cùng dự kiến để tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2022 (21/10/2022)

>   PDV: Nghị quyết Hội đồng quản trị (21/10/2022)

>   NLG nắm giữ gần 4,179 tỷ đồng tiền mặt vào cuối tháng 9 (21/10/2022)

>   SJG: Ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức bằng tiền mặt (21/10/2022)

>   PVM: Ngày đăng ký cuối cùng Tham dự Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2022 (21/10/2022)

>   PXI: Ngày đăng ký cuối cùng Tổ chức ĐHĐCĐ bất thường tháng 11 năm 2022 (21/10/2022)

>   SZG: Ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức bằng tiền mặt (21/10/2022)

>   GAB: BCTC Tóm tắt quý 3 năm 2022 (21/10/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật