Thứ Ba, 18/10/2022 10:57

Việt Nam là nước có nhiều lừa đảo qua mạng nhất Đông Nam Á

Chỉ tính trong 2 quý đầu năm nay, đã có hơn 5,52 triệu vụ tấn công lừa đảo trực tuyến được ghi nhận tại Việt Nam

Những cuộc lừa đảo tại Việt Nam dần trở nên tinh vi hơn, gây thiệu hại đến 374 triệu USD trong năm 2021. Ảnh: Reuters.

Liên minh chống lừa đảo toàn cầu (GASA) mới đây đã báo cáo về tình trạng các vụ lừa đảo qua mạng dần trở nên phức tạp và phổ biến hơn.

Tỷ lệ tại Việt Nam cao nhất Đông Nam Á

Cụ thể, chỉ tính trong năm 2021, cả thế giới có hơn 266 triệu vụ lừa đảo trực tuyến, gây thiệt hại khoảng 50 tỷ đồng của người dùng Internet.

Ngoài ra, dữ liệu của Securelist cũng cho thấy Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ dính các cuộc tấn công trực tuyến bằng phần mềm độc hại cao nhất tại Đông Nam Á.

Thiệt hại được ghi nhận lên đến 374 triệu USD trong năm 2021. Như vậy trung bình mỗi vụ lừa đảo tại Việt Nam gây thiệt hại lên đến 4.200 USD.

Theo GASA, Việt Nam là nơi có tỷ lệ các vụ lừa đảo trực tuyến khoảng 0,89 vụ/1000 người, trung bình cả nước có hơn 87.000 vụ lừa đảo được ghi nhận. Báo cáo được GASA thu thập từ 2 dự án Chống lừa đảo, ScamVN và công ty bảo mật Group-IB.

GASA cũng cho biết, các cuộc lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam đã dần trở nên tinh vi, chuyên nghiệp hơn. Chỉ tính riêng các vụ lừa đảo qua email, Việt Nam là quốc gia xếp đầu bảng trong khu vực Đông Nam Á.

Nhiều hình thức tấn công mới

Tại Việt Nam, số liệu được thu thập bởi dự án Chống lừa đảo, ScamVN và Cốc Cốc. Trong năm 2021, tổng cộng 113.384 website lừa đảo được báo cáo, và 22.518 trang web được đưa vào danh sách đen của những tổ chức này.

Ngoài ra, các đơn vị hỗ trợ báo cáo bao gồm Trung tâm Giám sát An toàn Không gian mạng Quốc gia (NCSC) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, và Trung tâm Xử lý Tin giả Việt Nam (TINGIA).

Trả lời chúng tôi, một chuyên gia bảo mật của dự án Chống lừa đảo cho biết các thủ đoạn lừa đảo phổ biến tại Việt Nam hiện nay đa phần thông qua dịch vụ tin nhắn thương hiệu (SMS brandname), nhắm vào các ngân hàng để chiếm đoạt tài khoản của nạn nhân.

Tuy nhiên, lượng tấn công lừa đảo phising ngân hàng đang có dấu hiệu giảm so với số liệu ghi nhận mỗi ngày trên trang web chongluadao.vn.

lừa đảo mạng ảnh 1

Công cụ Chống lừa đảo được tích hợp lên Twitter vào tháng 8, giúp giảm nguy cơ chia sẻ các đường dẫn độc hại. Ảnh: Xuân Sang.

Chuyên gia này chia sẻ thêm một hình thức lừa đảo mới, giả mạo các thương hiệu như Tiki, Shopee, Lazada để tuyển cộng tác viên, gần đây nhất là thủ đoạn lấy cắp tài khoản Telegram bằng một số cách phi kỹ thuật (social engineering), dụ dỗ chụp ảnh màn hình khiến nạn nhân bị mất mã xác thực đăng nhập (OTP), dẫn đến tài khoản bị chiếm đoạt. Tiếp đến là nạn tín dụng đen khiến nhiều người bị uy hiếp, bôi nhọ và làm phiền.

Dù đã được cảnh báo, số lượng nạn nhân của các vụ lừa đảo qua mạng vẫn rất nhiều. Chuyên gia từ Chống lừa đảo cho rằng lý do đến từ thiếu tiếp cận thông tin và tâm lý muốn kiếm nhiều tiền.

"Một phần nguyên nhân khiến số vụ lừa đảo còn nhiều do nạn nhân thiếu tiếp cận thông tin, thiếu việc làm hay không hài lòng với thu nhập hiện có. Điều đó dẫn đến một số bạn trẻ đến người trung niên, phần lớn tại vùng sâu vùng xa bị dụ dỗ vào các trang web lừa đảo, chiếm đoạt tài sản hay thông tin. Tâm lý dẫn đến thiệt hại một phần do muốn có nhiều tiền, chưa suy nghĩ kỹ, một phần do sợ hãi và tò mò", chuyên gia này chia sẻ.

Dự án còn kết hợp với công ty an ninh mạng Cyradar để chia sẻ dữ liệu website lừa đảo, làm việc với trang thuvienphapluat.vn để hỗ trợ các nạn nhân về mặt pháp lý, bao gồm quy trình tố cáo với cơ quan chức năng. Nhóm Chongluadao trên Telegram với hơn 10.000 thành viên cũng giúp người dùng cập nhật thông tin, kinh nghiệm bảo vệ bản thân trước các vụ lừa đảo qua mạng.

"Chống lừa đảo là công cuộc dài hơi bởi tội phạm ngày càng tinh vi, sử dụng nhiều kỹ thuật công nghệ khác nhau để lừa đảo. Đồng thời, chúng luôn nghĩ rằng nhiều kịch bản lừa đảo mới với quy mô lớn, phức tạp và rất tinh vi", chuyên gia bảo mật của dự án chia sẻ.

Đan Thanh - Phúc Thịnh

ZING

Các tin tức khác

>   Nikkei: Apple ngừng dùng chip từ công ty Trung Quốc (17/10/2022)

>   Sản phẩm cuối cùng trong năm của Apple (16/10/2022)

>   Bất ngờ tiền thuế 'đặc biệt tăng cao' Facebook, TikTok nộp tại Việt Nam (16/10/2022)

>   AI Chatbot - “Vũ khí” cạnh tranh mới của các ngân hàng (14/10/2022)

>   Đấu giá biển số đẹp, thống nhất một mức khởi điểm trên toàn quốc (13/10/2022)

>   Elon Musk bán nước hoa (13/10/2022)

>   Vì sao pin ứng dụng Vonfram giúp xe điện an toàn hơn? (12/10/2022)

>   AI vẽ tranh sẽ là thị trường nghìn tỷ USD mới (12/10/2022)

>   Hà Nội siết chặt quản lý xe công nghệ, xe hợp đồng (11/10/2022)

>   Chiếc Rolls-royce của ông Trịnh Văn Quyết đấu giá khởi điểm 10 tỷ (09/10/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật