Thứ Hai, 31/10/2022 13:40

Thị trường hạ nhiệt, doanh nghiệp cao su giảm lãi

Trong bối cảnh thị trường cao su thiên nhiên vẫn trên đà lao dốc, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất cao su trên sàn trong quý 3 đã ghi nhận mức sụt giảm đáng kể.

Dữ liệu từ VietstockFinance cho thấy, 9 doanh nghiệp cao su đã công bố BCTC tính đến ngày 26/10 có tổng doanh thu thuần quý 3/2022 đạt 1,529 tỷ đồng, chỉ giảm hơn 2% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, tổng lãi ròng chỉ xấp xỉ 235 tỷ đồng, giảm đến hơn 45%.

Kết quả kinh doanh quý 3 của các doanh nghiệp sản xuất cao su thiên nhiên
Nguồn: VietstockFinance. Đơn vị tính: Tỷ đồng

Nguyên nhân chính khiến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp cao su giảm mạnh có lẽ do giá cao su thế giới liên tục giảm trong thời gian qua. Giá hợp đồng tương lai cao su tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), loại hợp đồng 5 tấn, từ đỉnh 1.35 triệu yên/hợp đồng tại phiên 24/06/2022 đã giảm liên tiếp trước khi tạo đáy vào phiên 16/09 ở mức gần 1.1 triệu yên/hợp đồng, tương đương giảm hơn 20% từ đỉnh. Giá hợp đồng tương lai cao su hiện đang có dấu hiệu phục hồi khi về lại mức 1.12 triệu yên/hợp đồng trong phiên 26/10.

Diễn biến giá hợp đồng tương lai cao su trên sàn TOCOM
Nguồn: Investing.com

Cao su Tây Ninh (HOSE: TRC) lý giải nguyên nhân khiến doanh thu và lợi nhuận quý 3 của Công ty diễn ra ngược chiều là do giá bán mủ cao su thấp hơn so với cùng kỳ, cụ thể là giảm từ 40.6 triệu đồng/tấn xuống còn 39.6 triệu đồng/tấn.

Cao su Tân Biên (UPCoM: RTB) lại cho biết nguyên nhân doanh thu và lãi ròng quý 3 lần lượt giảm 29% và 96% là do sản lượng tiêu thụ mủ cao su trong kỳ giảm hơn 1,900 tấn so với cùng kỳ 2021.

Đặc biệt, doanh nghiệp duy nhất lỗ trong quý 3 vừa qua là Đầu tư Cao su Đắk Lắk (UPCoM: DRI). Doanh thu thuần của Công ty giảm hơn 25% so với cùng kỳ, còn 110 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu từ mủ cao su chỉ ghi nhận hơn 109 tỷ đồng, giảm gần 24%. Ngoài ra, Công ty còn bị ảnh hưởng bởi khoản lỗ chênh lệch tỷ giá tại công ty con, dẫn đến lỗ khác hơn 2 tỷ đồng.

Nhìn chung, do tác động của thị trường, đa phần các doanh nghiệp sản xuất mủ cao su đều sụt giảm về biên lãi gộp so với cùng kỳ. Doanh nghiệp có mức giảm mạnh nhất là Cao su Bà Rịa (UPCoM: BRR) khi biên lãi gộp giảm từ 51% xuống chỉ còn 16% trong quý 3 vừa qua.

Mặt khác, có 3 doanh nghiệp vẫn giữ được đà tăng của biên lãi gộp, bao gồm DPR, Cao su Hòa Bình (HOSE: HRC) và Cao su Thống Nhất (HOSE: TNC). Trong đó, chỉ có HRC là biên lãi gộp tăng nhờ hoạt động kinh doanh cao su, trong khi đó TNC chủ yếu nhờ hoạt động kinh doanh chuối, còn DPR không thuyết minh rõ.

Biên lãi gộp của các doanh nghiệp cao su trong quý 3
Nguồn: VietstockFinance

Do kết quả quý 3 có phần kém khả quan nên khi xét lũy kế 9 tháng đầu năm, tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh năm của các doanh nghiệp cao su cũng bị ảnh hưởng. Kết thúc quý 3, chỉ có 2 doanh nghiệp vượt kế hoạch đề ra là RTBTNC, chủ yếu nhờ các doanh nghiệp này đặt chỉ tiêu thấp, do lường trước diễn biến khó khăn trong năm 2022. Các doanh nghiệp còn lại chủ yếu nằm trong khoảng từ 50% - 75%. Riêng SBRDRI vẫn đang ở dưới mức 50%.

Tiến độ thực hiện kế hoạch năm 2022 của các doanh nghiệp cao su
* Lợi nhuận so sánh là lợi nhuận trước thuế. Các doanh nghiệp còn lại là lợi nhuận sau thuế
Nguồn: VietstockFinance

Với một thị trường không thuận lợi, các doanh nghiệp cao su có vẻ cũng không mặn mà việc trữ hàng tồn kho. Tổng giá trị hàng tồn kho của 9 doanh nghiệp kể trên tại thời điểm 30/09/2022 chỉ tăng hơn 4% so với đầu năm, ghi nhận khoảng 1,171 tỷ đồng.

Một khoản mục khác cũng đáng chú ý của doanh nghiệp cao su là chi phí xây dựng cơ bản dở dang dài hạn, khi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khoản mục này là các vườn cây kiến thiết cơ bản của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, từ đầu năm 2022 đến nay, các doanh nghiệp cao su lại có xu hướng thanh lý dần các vườn cao su lâu đời, nhờ đó tăng giá trị của khoản mục lợi nhuận khác trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh.

Ở diễn biến khác, các công ty cũng đang có xu hướng giảm nợ vay khi tổng nợ vay của 9 doanh nghiệp cao su được liệt kê tại thời điểm cuối tháng 9 đã giảm gần 22% so với đầu năm, còn 1,311 tỷ đồng. Riêng BRR, SBRTNC vẫn chưa huy động bất kỳ khoản nợ vay nào.

Giá trị hàng tồn kho của các doanh nghiệp cao su tại thời điểm 30/09/2022
Giá trị chi phí xây dựng cơ bản dở dang của các doanh nghiệp cao su tại thời điểm 30/09/2022
Giá trị nợ vay của các doanh nghiệp cao su tại thời điểm 30/09/2022
Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Khi cả ngành không thuận lợi, cộng với xu hướng giảm chung của thị trường chứng khoán, cổ phiếu cao su từ trước đến nay vốn đã ít được chú ý đến lại càng “chìm sâu” khi thị giá và thanh khoản đều giảm mạnh trong quý 3 vừa qua.

Giá cổ phiếu của các doanh nghiệp sản xuất cao su tại thời điểm 30/09/2022
Nguồn: VietstockFinance

Hà Lễ

FILI

Các tin tức khác

>   BBC: Giải trình chênh lệch lợi nhuận sau thuế quý 3/2022 so với quý 3/2021 (31/10/2022)

>   VPI: Giải trình chênh lệch lợi nhuận sau thuế quý 3/2022 so với quý 3/2021 (31/10/2022)

>   PLP: Giải trình biến động kết quả kinh doanh quý 3/2022 so với quý 3/2021 (31/10/2022)

>   Vietjet ghi nhận doanh thu hơn 11.6 ngàn tỷ trong quý 3, tăng 337% (31/10/2022)

>   HTL: BCTC quý 3 năm 2022 (31/10/2022)

>   HTL: BCTC Hợp nhất quý 3 năm 2022 (31/10/2022)

>   HAI: BCTC Hợp nhất quý 3 năm 2022 (31/10/2022)

>   HAI: BCTC quý 3 năm 2022 (31/10/2022)

>   FIR: BCTC Hợp nhất quý 4 năm 2022 (31/10/2022)

>   FIR: BCTC quý 4 năm 2022 (31/10/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật