Chủ Nhật, 02/10/2022 19:00

Thị trường chứng quyền Tuần 03-07/10/2022: Áp lực bán liệu đã chững lại?

Kết thúc phiên giao dịch ngày 30/09/2022, toàn thị trường có 81 mã giảm, 47 mã tăng và 32 mã đứng giá. Khối ngoại quay lại bán ròng nhẹ với tổng mức bán ròng chỉ 16.8 ngàn đơn vị.

I. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG QUYỀN

Thị trường chứng quyền tiếp tục chìm trong sắc đỏ phiên cuối tuần 30/09/2022, kết phiên toàn thị trường có 81 mã giảm, 47 mã tăng và 32 mã đứng giá.

Sự đảo chiều của thị trường cơ sở trong phiên chiều đã tác động tích cực lên thị trường chứng quyền, nhiều mã đã thu hẹp đà giảm và đảo chiều tăng xanh. Ở chiều giảm, các chứng quyền MSN, MWG, TCBVPB ghi nhận mức giảm dưới 10%; trong khi đó các chứng quyền HPG, KDH, PNJVHM lại giảm sâu hơn 15%.

Ở chiều ngược lại, các chứng quyền ACB, FPT, STB, TPB, VJCVRE kết phiên trong sắc xanh nhờ sự phục hồi tích cực của cổ phiếu cơ sở. Trong đó, nhóm chứng quyền STB đảo chiều tăng ấn tượng khi nhiều mã kết phiên sắc xanh trên 20% như CSTB2216 (+50%), CSTB2212 (+44.44%), CSTB2217 (+31.25%), CSTB2213 (+22.22%)…

Khối lượng giao dịch toàn thị trường trong phiên giao dịch ngày 30/09/2022 đạt 31.8 triệu đơn vị, tăng 35.85%; giá trị giao dịch đạt 9.7 tỷ đồng, giảm 10.99% so với phiên ngày 29/09/2022. Trong đó, CKDH2212 là mã chứng quyền dẫn đầu thị trường về khối lượng, CSTB2218 dẫn đầu về giá trị giao dịch.

Về giao dịch khối ngoại, khối này quay lại bán ròng nhẹ trong phiên ngày 30/09/2022 với tổng mức bán ròng chỉ 16.8 ngàn đơn vị. Trong đó, CKDH2212CVHM2213 là hai mã chứng quyền bị bán ròng nhiều nhất.

Số lượng chứng quyền toàn thị trường giảm từ 162 mã xuống còn 160 mã do có 2 chứng quyền của KIS đáo hạn.

Nguồn: VietstockFinance

II. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG

Nguồn: VietstockFinance

III. ĐỊNH GIÁ CÁC CHỨNG QUYỀN

Dựa trên phương pháp định giá hợp lý với thời điểm khởi đầu ngày 03/10/2022, khung giá hợp lý của các chứng quyền đang được giao dịch trên thị trường được thể hiện như sau:

Nguồn: VietstockFinance

Lưu ý: Chi phí cơ hội trong mô hình định giá được điều chỉnh để phù hợp với thị trường Việt Nam. Cụ thể, lãi suất tín phiếu phi rủi ro (tín phiếu Chính phủ) sẽ được thay thế bằng lãi suất tiền gửi trung bình của các ngân hàng lớn với sự hiệu chỉnh kỳ hạn phù hợp với từng loại chứng quyền.

Theo định giá trên, CNVL2210CTPB2206 hiện là hai mã chứng quyền có mức định giá hấp dẫn nhất.

Những mã chứng quyền có effective gearing càng cao thì biến động tăng/giảm theo chứng khoán cơ sở thường sẽ càng lớn. Hiện CVNM2204CMWG2204 là hai mã chứng quyền có tỷ lệ effective gearing cao nhất thị trường.

Bộ phận Phân tích Kinh tế & Chiến lược Thị trường, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI

Các tin tức khác

>   Vietstock Weekly 03-07/10/2022: Rủi ro điều chỉnh vẫn còn (02/10/2022)

>   Chứng khoán Tuần 26-30/09/2022: Hồi phục nhẹ trong phiên cuối tuần (30/09/2022)

>   Chứng khoán phái sinh Tuần 03-07/10/2022: Hồi phục hay bulltrap? (01/10/2022)

>   Nhịp đập Thị trường 30/09: Đảo chiều tăng trong sự ngỡ ngàng (30/09/2022)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 30/09/2022: Hồi phục thất bại (29/09/2022)

>   Vietstock Daily 30/09/2022: Rủi ro giảm điểm tiếp tục tăng cao (29/09/2022)

>   Thị trường chứng quyền 30/09/2022: “Giông bão” vẫn chưa qua (29/09/2022)

>   Nhịp đập Thị trường 29/09: Lại rơi rụng cuối phiên chiều (29/09/2022)

>   Vietstock Daily 29/09/2022: Đà giảm sẽ còn tiếp tục (28/09/2022)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 29/09/2022: Phe short thắng lớn (28/09/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật