Thứ Hai, 31/10/2022 13:10

Sản lượng vận tải thấp, HAH vẫn đạt lãi ròng quý 3 gấp 2.4 lần

Tuy sản lượng vận tải trong quý 3 năm nay thấp hơn nhưng lợi nhuận ròng của CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HOSE: HAH) vẫn cao gấp 2.4 lần cùng kỳ, đạt hơn 218 tỷ đồng.

Kết thúc quý 3/2022, doanh thu thuần của HAH đạt gần 779 tỷ đồng, tăng 64% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, giá vốn chỉ tăng 20% nên lợi nhuận gộp của Công ty đạt gần 377 tỷ đồng, gấp 2.7 lần cùng kỳ. Biên lãi gộp cũng nới rộng từ 29.4% lên 48.4%.

Thêm nữa, lãi từ công ty liên doanh, liên kết cao gấp 2.8 lần cùng kỳ, đạt gần 12 tỷ đồng.

Do đó, mặc dù chi phí lãi vay (hơn 14 tỷ đồng) tăng 66% cùng chi phí quản lý (hơn 31 tỷ đồng) tăng 65% và lỗ từ hoạt động khác gần 13 tỷ đồng nhưng lợi nhuận ròng của HAH vẫn cao gấp 2.4 lần cùng kỳ, đạt hơn 218 tỷ đồng.

Theo giải trình của HAH, tổng số tàu của Công ty trong quý 3 năm nay (10 tàu) nhiều hơn quý 3 năm trước (8 tàu). Số tàu cho đi thuê cũng nhiều hơn.

Vì thế, tuy sản lượng vận tải thấp hơn (do số tàu tự khai thác ít hơn) nhưng giá cước và các phụ phí quý 3 năm nay vẫn tăng so với cùng kỳ nên kết quả kinh doanh của đội tàu tăng mạnh.

Tính chung 9 tháng đầu năm, HAH đạt lợi nhuận ròng gần 658 tỷ đồng, gấp 2.7 lần cùng kỳ, nhờ doanh thu thuần tăng cao hơn giá vốn và lãi từ công ty liên doanh, liên kết tăng mạnh.

Về kế hoạch kinh doanh năm 2022, Công ty dự kiến tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế hợp nhất lần lượt gần 2,388 tỷ đồng và 550 tỷ đồng, tăng 19% và 23% so với thực hiện năm 2021. Sau 9 tháng đầu năm, HAH đã vượt 20% mục tiêu lãi sau thuế cả năm.

Đến cuối quý 3/2022, HAH có tổng tài sản gần 4.7 ngàn tỷ đồng, tăng 45% so với đầu năm, chủ yếu do các khoản phải thu tăng mạnh, bao gồm các khoản phải thu ngắn hạn khách hàng hơn 276 tỷ đồng (tăng 18%), phải thu ngắn hạn khác gần 335 tỷ đồng (gấp 2.2 lần).

Đáng chú ý, trong phần thuyết minh các khoản phải thu, HAH có đề cập đến việc cho ông Lê Phong Hiếu vay để nộp tiền thuế đất 1 lần cho dự án “Bãi container và dịch vụ cảng” tại xã Phước Hòa, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mà hiện hai bên đang hợp tác nhưng không ghi nhận cụ thể số tiền. Tuy nhiên, HAH có ghi nhận số tiền đặt cọc để chuyển nhượng dự án tại thời điểm 30/09/2022 là hơn 112 tỷ đồng.

Công ty cho biết đây là khoản đặt cọc cho ông Lê Phong Hiếu và bà Đỗ Thị Hải Yến theo hợp đồng đặt cọc số 01 năm 2017 để tiến tới ký kết hợp đồng nhận chuyển nhượng 90% quyền đầu tư dự án “Bãi container và dịch vụ cảng” tại xã Phước Hòa, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Dự án “Bãi container và dịch vụ cảng” đã được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho phép chuyển hình thức từ thuê đất trả tiền hàng năm sang thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê còn lại với diện tích 310,507.9 m2 theo quyết định số 238 năm 2019.

Ngoài ra, HAH còn ghi nhận phải thu dài hạn khác gần 113 tỷ đồng, cao gấp 1,526 lần đầu năm, chủ yếu do Công ty phát sinh mới 113 tỷ đồng góp vốn hợp tác kinh doanh với CTCP vận tải biển An Biên.

Nợ phải trả cũng tăng tương ứng tổng tài sản, ghi nhận mức tăng 45% so với đầu năm. Trong đó, phải trả người bán ngắn hạn tăng 55%, lên hơn 122 tỷ đồng.

Dư nợ vay ngắn hạn và dài hạn cũng lần lượt tăng 16% và 54% so với đầu năm, lên mức hơn 272 tỷ đồng và 861 tỷ đồng.

Khang Di

FILI

Các tin tức khác

>   SHI: BCTC Hợp nhất quý 3 năm 2022 (31/10/2022)

>   SHI: BCTC quý 3 năm 2022 (31/10/2022)

>   SHA: BCTC quý 3 năm 2022 (31/10/2022)

>   SHA: BCTC Hợp nhất quý 3 năm 2022 (31/10/2022)

>   SGT: BCTC Hợp nhất quý 3 năm 2022 (31/10/2022)

>   SGT: BCTC quý 3 năm 2022 (31/10/2022)

>   SBT: BCTC Hợp nhất quý 1 năm 2023 (31/10/2022)

>   SBT: BCTC quý 1 năm 2023 (31/10/2022)

>   QCG: BCTC Hợp nhất quý 3 năm 2022 (31/10/2022)

>   QCG: BCTC quý 3 năm 2022 (31/10/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật