Thứ Năm, 27/10/2022 19:42

Quốc hội nhất trí về kết quả phát triển năm 2022, yêu cầu quyết liệt thực hiện mục tiêu năm 2023

Trong phiên thảo luận tại hội trường sáng 27/10, các đại biểu đồng tình, nhất trí với báo cáo của Chính phủ về kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và nhận xét đây là một báo cáo đầy đủ, dày dặn, thẳng thắn và không né tránh.

Đại biểu Tô Văn Tám (đoàn Kon Tum) khẳng định đồng tình với báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2023 - Ảnh: VGP/HL

Đầy đủ, thẳng thắn và không né tránh

Sáng 27/10, trong phiên thảo luận tại hội trường Quốc hội về kinh tế - xã hội, đại biểu Tô Văn Tám (đoàn Kon Tum) khẳng định đồng tình với báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2023 đã thể hiện 12 thành quả nổi bật, chỉ ra 10 hạn chế, khó khăn, 6 bài học kinh nghiệm, 11 nhiệm vụ, giải pháp cho những tháng cuối năm 2022 và 12 giải pháp thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

"Đây là một báo cáo đầy đủ, dày dặn, thẳng thắn và không né tránh", đại biểu Tô Văn Tám nhận xét.

Điểm sáng đáng lưu ý là tăng trưởng kinh tế đạt 8%, vượt mục tiêu đề ra là 6-6,5%, 14/15 chỉ tiêu đạt và vượt, kiểm soát được lạm phát, thành quả giảm nghèo được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao, chính trị-xã hội ổn định, công tác hoàn thiện thể chế và cải cách hành chính vẫn được coi là một đột phá chiến lược quan trọng. Theo đại biểu Tô Văn Tám, công tác này luôn được Quốc hội đồng hành cùng Chính phủ trên tinh thần từ sớm, từ xa, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 43 về chính sách tài khóa tiền tệ, hỗ trợ chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết khác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11 về triển khai thực hiện Nghị quyết số 43 và 17 văn bản quy phạm pháp luật khác, đã tạo khung pháp lý tốt cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đường lối đối ngoại rộng mở, mềm dẻo, linh hoạt đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng…

Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, đại biểu Tô Văn Tám cũng chỉ ra rằng, từ năm 2020 đến tháng 6/2022 đã có gần 40,000 cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc chuyển việc, nhất là trong lĩnh vực y tế, giáo dục. Do đó, đại biểu tán thành với các giải pháp xử lý tình trạng này của Chính phủ và đề nghị thêm một số giải pháp.

Một là, thực hiện mạnh mẽ cải cách lề lối làm việc theo hướng phân cấp mạch lạc cho các cấp trong thứ bậc hành chính, đồng thời xử lý hợp lý các vấn đề về tổ chức bộ máy và biên chế để khắc phục được công việc, bổ sung, hoàn thiện cơ chế giải quyết cái việc, cơ chế, chính sách trong môi trường cống hiến, cơ hội thăng tiến công bằng và minh bạch.

Hai là, hoàn thiện hệ thống thi tuyển công chức, viên chức và cơ chế tuyển chọn cán bộ, công chức, viên chức, lãnh đạo quản lý.

Ba là, quan tâm đúng mức đến thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức bằng một cơ chế lương thích hợp và linh hoạt trên cơ sở giá trị lao động, giá trị tri thức, trách nhiệm và hiệu quả công việc.

Bốn là, cụ thể hóa đầy đủ và kịp thời Kết luận 14 của Bộ Chính trị về bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung.

Quốc hội nhất trí về kết quả phát triển năm 2022, yêu cầu quyết liệt thực hiện mục tiêu năm 2023 - Ảnh 2.

Theo đại biểu Phan Viết Lượng (đoàn Bình Phước), trong 10 tháng năm nay, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra - Ảnh: VGP/HL

Yêu cầu quyết liệt thực hiện mục tiêu tăng trưởng năm 2023

Đại biểu Nguyễn Hữu Thông (đoàn Bình Thuận) phát biểu góp ý tại hội trường, bày tỏ đồng tình với nội dung Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Thông cho rằng, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 toàn cầu chưa được kiểm soát có hiệu quả, với nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; sự chủ động, tích cực phối hợp chặt chẽ của Quốc hội và các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và các cấp, các ngành, các địa phương; sự ủng hộ, tham gia tích cực của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2022 nước ta đã phục hồi tích cực và đạt được những kết quả khá quan trọng và toàn diện trên các lĩnh vực, ước khả năng đạt 14/15 chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Việt Nam là một trong số các đất nước trên thế giới được các tổ chức quốc tế uy tín đánh giá cao việc phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế sau đại dịch.

Tuy nhiên, đại biểu nhấn mạnh, đánh giá thật đầy đủ về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, các vấn đề xã hội, văn hóa, dân sinh là chưa tương xứng. Một bộ phận người dân, nhất là nông dân, ngư dân ngay trong đại dịch đã khó khăn, tuy Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ, nhưng nay vẫn còn chưa thoát nghèo, thoát được khó khi giá xăng dầu tăng cao, nguyên vật liệu đầu vào biến động lớn, thị trường nông sản bất ổn, thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản còn tiềm ẩn nhiều thách thức…

Để tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 như đã đề ra, đại biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm giải quyết có hiệu quả thực trạng bất an, sợ sai, trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức kể cả cán bộ lãnh đạo, quản lý và có những giải pháp quyết liệt để thực hiện mục tiêu tăng trưởng năm 2023.

Đại biểu Phan Viết Lượng (đoàn Bình Phước) ghi nhận năm 2022, mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức nhưng cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước đã đoàn kết, nỗ lực thực hiện đạt nhiều kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, chất lượng năng lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn hạn chế. Thu ngân sách chưa cao, thiếu bền vững, nợ đọng thuế có xu hướng tăng. Giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp, an ninh trật tự an toàn xã hội còn nhiều diễn biến phức tạp.

Cho ý kiến về phát triển văn hóa, đại biểu Phan Viết Lượng cho biết, trong 10 tháng năm nay, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết Đại hội lần thứ 13 của Đảng, cũng như Kết luận của Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021.

Hiện nay, phát triển văn hóa chưa tương xứng ngang hàng với phát triển kinh tế, một số bất cập, hạn chế chưa được tháo gỡ. Đại biểu cho biết, những khó khăn vì nguồn lực đầu tư đã ảnh hưởng đến sự nghiệp phát triển văn hóa, dẫn đến nhiều di sản, di tích văn hóa lịch sử bị mai một, xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng.

Để phát triển văn hóa, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân, đại biểu đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả các chiến lược, chương trình đã ban hành. Trong đó, cần ưu tiên các chính sách, giải pháp xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đội ngũ trí thức văn nghệ sĩ làm công tác văn hóa văn học nghệ thuật, xây dựng môi trường con người, văn hóa và bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đồng thời, sớm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa.

Về thực hiện cơ chế tự chủ cho đơn vị sự nghiệp, đại biểu Phan Viết Lượng đã chỉ rõ một số tồn tại, hạn chế, vướng mắc trong các quy định hiện hành ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động các đơn vị, cũng như chất lượng cung cấp dịch vụ công trong các lĩnh vực y tế giáo dục.

Đại biểu đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo, tổ chức đánh giá, làm rõ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân có giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ, bảo đảm thống nhất, đồng bộ khả thi. Tăng cường chỉ đạo các cơ quan quản lý nhà nước, các bộ quản lý ngành, lĩnh vực thực hiện nghiêm trách nhiệm ban hành đầy đủ văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện theo quy định.

Về thực hiện chỉ tiêu tăng năng suất lao động, đại biểu đề nghị ưu tiên nguồn lực đầu tư cho giáo dục đào tạo sớm khắc phục tình trạng tỉ lệ lao động qua đào tạo còn thấp. Cơ cấu đào tạo thiếu hợp lý, thiếu hụt lao động có tay nghề cao, khoảng cách giữa giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu của thị trường lao động còn lớn như hiện nay.

Quốc hội nhất trí về kết quả phát triển năm 2022, yêu cầu quyết liệt thực hiện mục tiêu năm 2023 - Ảnh 4.

Đại biểu Huỳnh Thanh Phương (đoàn Tây Ninh) đề nghị cần có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị trong quản lý để đẩy nhanh tốc độ đầu tư công - Ảnh: VGP/HL

Quyết liệt đẩy nhanh tốc độ đầu tư công

Đại biểu Huỳnh Thanh Phương (đoàn Tây Ninh) cơ bản nhất trí báo cáo của Chính phủ về kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

Theo đại biểu Huỳnh Thanh Phương, về đánh giá kết quả nổi bật trong năm 2022, đại dịch được đẩy lùi, kinh tế tăng trưởng ổn định, vốn đầu tư nước ngoài tăng cao, xuất khẩu tăng nhanh, đời sống người dân, an sinh xã hội được bảo đảm. Tuy còn khó khăn hạn chế, nhưng ngành giáo dục, y tế cũng đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Công tác đảm bảo an ninh, quốc phòng được đảm bảo.

Về phương hướng cho năm 2023, đại biểu đề nghị cần thực hiện một số giải pháp như: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống đại dịch COVID-19 với các biến thể mới và các bệnh dịch khác nhằm đảm bảo an toàn xã hội, ổn định sản xuất, ổn định thị trường, bình ổn giá các mặt hàng.

Bên cạnh đó, cần theo dõi sát tình hình biến động của nền kinh tế và thị trường tài chính thế giới để thực hiện một cách linh hoạt trong quá trình kết hợp chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kìm chế lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Công khai, minh bạch các thông tin về điều hành giá, không điều chỉnh tăng giá bất hợp lý. 

Đại biểu cũng đề nghị cần có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị trong quản lý để đẩy nhanh tốc độ đầu tư công. Các địa phương cần chủ động tháo gỡ vướng mắc, báo cáo cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo hiệu quả công tác này.

Đại biểu cũng đề nghị trong thời gian tới cần phát huy và làm tốt hơn nữa vai trò của kinh tế đối ngoại để giữ vững sự phát triển ổn định của kinh tế trong nước, cần bám sát thực tế để chủ động có sự thích ứng linh hoạt để đảm bảo nền kinh tế nước ta độc lập tự chủ trong giai đoạn hội nhập tới; tập trung khai thác các hiệp định thương mại; quan tâm đến vấn đề xuất nhập khẩu; nâng cao tính sáng tạo, chủ động linh hoạt trong công tác quản lý nhà nước.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Đức Thắng giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương (27/10/2022)

>   ĐBQH: Tránh tình trạng lương chưa tăng thì giá đã tăng, lương tăng một đồng, giá tăng 2 đồng (27/10/2022)

>   Đại biểu Trần Hoàng Ngân đề xuất 07 giải pháp căn cơ để phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội (27/10/2022)

>   Việt Nam đặt mục tiêu đến 2050, GDP bình quân đầu người đạt khoảng 27,000-32,000 USD (26/10/2022)

>   Thủ tướng cùng 4 Bộ trưởng, trưởng ngành sẽ trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 4 (25/10/2022)

>   Lo ngại kiểm soát lạm phát gặp nhiều khó khăn từ đầu năm 2023 (25/10/2022)

>   Đại biểu Quốc hội kiến nghị tăng lương cơ sở càng sớm càng tốt (25/10/2022)

>   Sửa đổi Luật Phòng chống rửa tiền phải cân nhắc đến tiền ảo (25/10/2022)

>   Chủ động ứng phó suy thoái kinh tế toàn cầu (24/10/2022)

>   Khi nào Việt Nam thay Trung Quốc trở thành công xưởng của thế giới? (23/10/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật