Dịch vụ
Nhiều tiềm năng tăng trưởng, định giá cổ phiếu VPB đã ở vùng hấp dẫn
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HOSE: VPB) công bố kết quả kinh doanh quý 3/2022 với nhiều điểm tích cực ở hiện tại và tiềm năng trong tương lai so với ngành. Qua đó, cổ phiếu VPB được định giá đã ở vùng “hấp dẫn”, với mức giá 16,000 đồng/cp.
Lợi nhuận tăng trưởng cao
Lợi nhuận trước thuế quý 3/2022 đạt hơn 4,514 tỷ đồng (tăng trưởng hơn 67% so với quý 3/2021), kết 9 tháng tổng lợi nhuận trước thuế đạt hơn 19,837 tỷ đồng (tăng trưởng hơn 69% so với cùng kỳ 2021). Thực tế này cho thấy VPB tiếp tục thuộc top đầu các ngân hàng có tăng trưởng lợi nhuận cao trong điều kiện kinh tế vĩ mô có nhiều biến động.
Dư địa tăng trường còn nhiều
Dư nợ tín dụng hợp nhất của VPBank đạt 443 nghìn tỷ trong quý 3, tăng trưởng dư nợ tín dụng ngân hàng riêng lẻ đạt 15.45%, cao hơn mức trung bình ngành là 10.96%. VPB là ngân hàng được cấp room tín dụng cao nhất ngành ngân hàng với room tăng trưởng 30%, vẫn còn hơn 15% room cho tăng trưởng tín dụng trong quý 4/2022 sẽ tạo ra khác biệt lớn của VPB so với phần lớn các ngân hàng khác đã hết room để cho vay. Trong điều kiện lãi suất tăng cao, việc còn room tín dụng lớn sẽ giúp VPB thu hút được khách hàng lớn không được giải ngân ở các bank khác về, là yếu tố giúp VPB tăng trưởng cao trong quý 4/2022 cả về quy mô cho vay và biên lợi nhuận (NIM).
Các chỉ tiêu tài chính và an toàn vốn
Chỉ số chí phí trên thu nhập (CIR) đạt 22.3%, chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) ở mức 3.5%, chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 22.5%, tỷ lệ dư nợ trên huy động (LDR) đạt mức 76% (so với giới hạn 85%) và tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn được kiểm soát ở mức 27% (so với yêu cầu 37%). Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) hợp nhất theo tiêu chuẩn Basel II đạt xấp xỉ 15%. Tỷ lệ nợ xấu (NPL) theo Thông tư 11 của ngân hàng riêng lẻ được kiểm soát ở mức dưới 2%.
Nội lực lớn được củng cố
Hiện tại với vốn chủ sở hữu hơn 100 nghìn tỷ và dự kiến sau khi hoàn tất phát hành cổ phiếu trả cổ tức, quy mô vốn điều lệ đạt hơn 67 nghìn tỷ thì VPB đang là ngân hàng có vốn lớn nhất hệ thống thông ngân hàng Việt Nam, điều này giải thích cho việc VPB là ngân hàng được nhận room tăng trưởng tín dụng lớn nhất ngành với năm 2022 (27-30%) trong những năm tới, khẳng định vị thế số 1 của ngân hàng lớn nhất, năng động nhất.
Áp dụng công nghệ và chuyển đổi số kịp thời đã giúp VPBank đi trước dẫn đầu, khẳng định vị thế của một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại thị trường Việt Nam. Ngân hàng tiếp tục đặt kỳ vọng lớn vào công nghệ để mở rộng hệ sinh thái các sản phẩm, dịch vụ và giải pháp tài chính, trở thành trụ cột sinh lời trong những năm tiếp theo. Bên cạnh đó, ngân hàng số Cake by VPBank, chỉ sau 21 tháng ra mắt, đã có được hơn 2.2 triệu khách hàng tham gia, tái khẳng định tham vọng phát triển và mở rộng của hệ sinh thái số VPBank.
Phát triển bền vững với những thương vụ M&A “khủng” cùng các đối tác hàng đầu: câu chuyện bán 50% vốn FE credit với giá gần 1.4 tỷ USD cho Sumitomo Mitsui (SMBC) và đối tác khác trong năm 2021 đã là một thương vụ lịch sử của ngành tài chính Việt Nam. Nhưng chưa dừng lại ở đó, giai đoạn 2022-2023 VPB dự kiến sẽ tiếp tục bán 15% cổ phần ngân hàng cho đối tác chiến lược, thương vụ hứa hẹn có thể tạo ra thêm một kỷ lục mới về giá trị bán vốn trong ngành ngân hàng. Ngoài việc thu được một lượng tiền lớn sau các thương vụ M&A “Khủng” thì việc VPB có sự song hành của đối tác chiến lược là một định chế tài chính lớn ở tầm khu vực và Thế Giới là một lợi thế lớn của VPB trong chiến lược vươn ra Quốc Tế trong tương lai.
Sau tất cả, định giá cổ phiếu VPB đã ở vùng “hấp dẫn”, với mức giá 16,000 đồng/cp hiện nay thì tương đương mức P/B cho năm 2022 khoảng 1 lần, và P/E khoảng 5.5 lần là mức hấp dẫn với một bank tăng trưởng lợi nhuận bình quân gần 30%/năm.
FILI
|