Thứ Sáu, 21/10/2022 00:00

Nhiều công ty may mặc quốc tế rời Myanmar

4 thương hiệu may mặc phương Tây đang cắt đứt mối quan hệ của họ với các nhà sản xuất tại Myanmar.

Theo đó, các công ty gồm C&A của Hà Lan, Primark của Ireland, Tesco PLC và Marks & Spencer có trụ sở tại Anh gần đây đã tiến tới ngừng các hoạt động tại Burma, sau hơn 18 tháng xảy ra cuộc đảo chính quân sự hồi tháng 2/2021. Những công ty này thông báo họ sẽ không đặt gia công sản phẩm tại các nhà máy may mặc của quốc gia Đông Nam Á này nữa vì tình trạng vi phạm nhân quyền liên tục xảy ra đối với công nhân nơi đây.

Về phía Myanmar, Chủ tịch Liên đoàn Công nhân Công nghiệp Myanmar (IWFM) đồng thời là thành viên ban chấp hành trung ương của Liên đoàn Công đoàn Myanmar (CTUM), bà Khaing Zar Aung, cho rằng việc các nhà sản xuất phải hoạt động tuân theo các tiêu chuẩn làm việc quốc tế dưới thời kỳ cai quản quân sự là điều không thể.

Bà nói: “Các thương hiệu này đã quyết định ra đi vì họ đang đối mặt với thực tế về điều kiện lao động tại đất nước này”.

Ít nhất 80 thương hiệu thời trang đang làm ăn với các nhà sản xuất hàng may mặc tại Myanmar, bao gồm H&M, Adidas và Zara, và họ đã tiếp tục đặt hàng.

Thương hiệu H&M của Thụy Điển đã tuyên bố rằng họ không có kế hoạch rời khỏi Myanmar với lý do cần phải duy trì công ăn việc làm cho người dân nơi đây.

Riêng nhà bán lẻ Nhật Bản Honeys Holding cho biết họ sẽ tăng cường đầu tư vào ngành công nghiệp may mặc của Burma do giá nhân công tại đây rẻ.

Theo dữ liệu từ Bộ Thương mại Myanmar, trong năm tài chính 2019 – 2022, quốc gia Đông Nam Á này đã xuất khẩu 4.798 tỷ USD hàng may mặc. Tuy nhiên, từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, số lượng đơn đặt hàng may mặc bắt đầu giảm và càng giảm sâu hơn sau cuộc đảo chính hồi tháng 2/2021.

Trong suốt năm tài chính 2020 - 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc chỉ đạt 3.609 tỷ USD. Theo tuyên bố của một cơ quan ngôn luận của quân đội, Myanmar đã xuất khẩu được 2.229 tỷ USD hàng may mặc trong giai đoạn từ tháng 10/2021 - 3/2022.

Một chủ doanh nghiệp thuộc Hiệp hội các nhà sản xuất hàng may mặc Myanmar (MGMA) nói: “Việc các công ty tiếp tục ở lại Myanmar hoạt động đã trở nên khó khăn hơn. Nếu khối lượng đơn đặt hàng giảm, họ sẽ không đạt được hạn ngạch cần thiết để duy trì lực lượng lao động”. Vị này đồng thời cho biết thêm rằng các nhà máy có thể sẽ đóng cửa vì tình trạng này.

Ông ta cũng đề cập đến tình trạng mất điện sau cuộc đảo chính, gây khó khăn thêm cho hoạt động sản xuất trong nước. Điều này buộc các nhà máy phải sử dụng máy phát điện chạy bằng dầu diesel đắt đỏ để duy trì hoạt động. Chủ doanh nghiệp này bi quan: “Mọi thứ về ngành này đang xuống dốc. Không còn một tia hy vọng hay niềm lạc quan nào trong đó nữa".

Theo số liệu từ Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) công bố hồi đầu năm nay, việc đóng cửa hàng loạt nhà máy sau cuộc đảo chính đã khiến khoảng 1.6 triệu lao động cả nước mất việc làm.

Một phụ nữ làm việc trong nhà máy Pou Chen, công ty sản xuất quần áo cho Adidas, đã phàn nàn về việc thiếu đại diện của những người lao động thường xuyên trong nhóm đàm phán của nhà máy, dẫn đến việc không giải quyết được các khiếu nại.

Với lý do giá cả hàng hóa tăng vọt, nữ công nhân này cho biết công nhân tại nhà máy cô làm việc đã yêu cầu tăng lương từ 4,800 Kyat/ngày (mức lương tối thiểu được áp dụng từ năm 2018, hiện tương đương 2.3 USD). Thế nhưng, thay vì được tặng lương, họ lại được tặng thẻ quà tặng trị giá 10,000 Kyat (thấp hơn 4.75 USD).

Khai Tâm (Theo Myanmar Now)

FILI

Các tin tức khác

>   Lào: Lạm phát cao nhất trong 22 năm, giá nhiên liệu leo thang chóng mặt (04/11/2022)

>   Lĩnh vực sản xuất giúp kinh tế Campuchia trở lại trạng thái bình thường (27/10/2022)

>   Hai tổ chức tài chính Campuchia kêu gọi người dân gửi tiền tiết kiệm (16/10/2022)

>   Xuất khẩu hàng may mặc của Campuchia tăng 24% trong 9 tháng (14/10/2022)

>   Thâm hụt thương mại của Lào đạt 233 triệu USD trong tháng 9 (13/10/2022)

>   Lạm phát tại Lào tiếp tục tăng (11/10/2022)

>   Campuchia kỳ vọng lượng du khách quốc tế sẽ chạm mức trước dịch vào năm 2026 (04/10/2022)

>   WB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Campuchia lên 4.8% (28/09/2022)

>   Tỷ lệ nợ xấu tại Campuchia tăng lên gần 4.5% GDP (30/09/2022)

>   Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Lào (28/09/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật