Thứ Hai, 10/10/2022 20:00

Lạm phát khiến cho việc nuôi con trở nên đắt đỏ hơn

Lạm phát tăng vọt đã làm cho hầu hết mọi thứ trở nên đắt đỏ hơn. Và việc nuôi dạy trẻ em cũng không thoát được điều này khi phải chịu thêm một khoản gia tăng chi phí đáng kể.

Theo ước tính gần đây từ Viện Brookings, một cặp vợ chồng với mức thu nhập trung bình, có hai con, hiện phải cần tới 310,605 USD để nuôi đứa con út của họ từ sơ sinh đến hết trung học.

Ước tính trên được đưa ra dựa trên báo cáo năm 2017 của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA). Vào thời điểm đó, cơ quan này ước tính rằng một cặp vợ chồng có thu nhập trung bình phải mất 233,610 USD để nuôi con đến tuổi 17. Con số đó bao gồm chi phí thức ăn, chỗ ở và các nhu cầu thiết yếu khác cho một đứa trẻ sinh năm 2015, nhưng đáng chú ý là chưa tính đến chi phí học đại học.

Viện Brookings nhận thấy rằng mức lạm phát cao kỷ lục ngày nay đã làm tăng đáng kể những chi phí đó. Cơ quan này lần đầu tiên chia sẻ các con số trên với Wall Street Journal.

"Nó khiến mọi người nhận ra rằng khi bạn bắt đầu có gia đình hoặc gia tăng số lượng thành viên trong nhà, bạn sẽ phải cân bằng một số khoản khác trong ngân sách của mình", Isabel Sawhill, một chuyên gia nghiên cứu kinh tế cao cấp tại Viện Brookings, cho biết.

Nhà ở là khoản chi lớn nhất đối với các gia đình và chiếm gần một phần ba tổng chi phí nuôi dạy con cái. Giá nhà trung bình hồi tháng 7 là 403,800 USD, mà nếu đem ra so sánh với một năm trước là đã tăng 10.8%. Trên toàn nước Mỹ, giá nhà cũng đã tăng, khi 80% khu vực thành phố lớn của đất nước này đều chứng kiến ​​ giá nhà tăng ở mức hai con số trong quý trước.

Theo USDA, thực phẩm là khoản ngân sách đắt thứ hai khi nuôi con nhỏ, chiếm 18% tổng chi phí trong tính toán ban đầu của cơ quan này. Sawhill lưu ý rằng ước tính gần đây nhất của họ không điều chỉnh việc phân bổ chi phí cho các hạng mục khác nhau.

Trong năm qua, giá hàng tạp hóa đã tăng 13.1%, mức tăng hàng năm lớn nhất kể từ năm 1979, Cục Thống kê Lao động cho biết. Hầu hết mọi mặt hàng thực phẩm đều đắt hơn do lạm phát, trong đó giá trứng tăng 38%, thịt gà tăng 17.6% và sữa tăng 15.6%.

Sawhill cho biết ước tính trên đã phải đưa ra một giả định lớn về việc lạm phát sẽ như thế nào trong tương lai. Con số này vẫn dựa trên chi phí cho một đứa trẻ sinh năm 2015, vì vậy Viện Brookings đã phải ước tính tỷ lệ lạm phát xa hơn độ tuổi hiện tại của đứa trẻ là 7 tuổi.

Khi đưa ra ước tính của mình, USDA đã sử dụng tỷ lệ lạm phát 2% từ năm 2015 trở đi, nhưng Sawhill giả định 4% trong ước tính mới bằng cách xem xét các xu hướng lịch sử phát sinh sau khi Mỹ thoát khỏi môi trường tỷ lệ lạm phát cao của cuối những năm 1970.

“Vào năm 1979, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã có những biện pháp mạnh mẽ để hạ thấp mức lạm phát hai con số tại thời điểm đó. Và phải mất ít nhất một thập niên để những con số đó trở lại bình thường”, Sawhill cho biết.

Nhã Thanh (Theo CNN)

FILI

 

Các tin tức khác

>   Ở nơi dán tiền lên tường rẻ hơn dùng giấy (10/10/2022)

>   Công an triệu tập người đăng tin thất thiệt khiến người dân ồ ạt ra ngân hàng rút tiền (09/10/2022)

>   Sở GD-ĐT TP.HCM: Hội phụ huynh không được vận động các khoản thu ngoài quy định (06/10/2022)

>   Nhiều thủ tục vẫn đòi sổ hộ khẩu (05/10/2022)

>   TP HCM: Bắt 3 người trong đường dây giả ngân hàng lừa hơn 600 người (04/10/2022)

>   Người trẻ sống kiểu 'mặc kệ', nền kinh tế của Trung Quốc bị đe dọa (04/10/2022)

>   Mỹ xử phạt nghệ sĩ 1,3 triệu USD vì quảng cáo tiền ảo, Việt Nam thì sao? (04/10/2022)

>   Vì sao người vào đại học nhiều mà chất lượng nguồn nhân lực vẫn thấp? (04/10/2022)

>   ''Rich kid" được các ngân hàng thi nhau săn đón (04/10/2022)

>   Lấy ý kiến nghỉ Tết Âm lịch: Tại sao phải tốn công? (03/10/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật