Thứ Sáu, 21/10/2022 09:19

KPF có lãi quý 3 tăng mạnh nhờ thoái vốn công ty liên kết

Lợi nhuận ròng quý 3/2022 của CTCP Đầu tư Tài chính Hoàng Minh (HOSE: KPF) cao gấp gần 8 lần cùng kỳ năm trước, chủ yếu nhờ vào việc chuyển nhượng vốn góp tại công ty liên kết.

KPF hoạt động chính trong lĩnh vực tư vấn dự án đầu tư, cung ứng vật liệu xây dựng và đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên, trong quý 3, Công ty không ghi nhận doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính.

Dù vậy, lợi nhuận ròng của Công ty vẫn cao gấp 7.8 lần cùng kỳ năm trước, đạt hơn 26 tỷ đồng.

Giải trình nguyên nhân, KPF cho biết lợi nhuận tăng cao nhờ trong kỳ, Công ty đã chuyển nhượng 44% phần vốn góp tại công ty liên kết là Công ty TNHH Đầu tư Cam Lâm nên thu nhập hoạt động kinh doanh tăng đáng kể.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, KPF thu về hơn 73 tỷ đồng lợi nhuận ròng, tăng 52% so với cùng kỳ, do doanh thu tài chính gấp 2.4 lần cùng kỳ, đạt gần 83 tỷ đồng.

Năm 2022, KPF lên kế hoạch đem về 450 tỷ đồng tổng doanh thu và 205 tỷ đồng lãi sau thuế, lần lượt gấp gần 4 lần và 2.7 lần năm trước. Trong đó, 80% doanh thu sẽ đến từ hoạt động đầu tư và kinh doanh bất động sản và 20% đến từ đầu tư tài chính và cơ cấu tài sản.

So với kế hoạch, Công ty mới thực hiện được 36% mục tiêu lợi nhuận sau thuế sau 9 tháng.

Tổng tài sản KPF tại ngày 30/09/2022 hơn 800 tỷ đồng, tăng 10% so với đầu năm. Trong đó, các khoản phải thu ngắn hạn tăng 35%, lên hơn 496 tỷ đồng, chủ yếu do Công ty phát sinh mới khoản phải thu về cho vay ngắn hạn gần 153 tỷ đồng đối với CTCP Tư vấn đầu tư KIN Capital.

Đáng chú ý, Công ty phát sinh mới hơn 159 tỷ đồng đầu tư tài chính ngắn hạn, trong khi đầu tư tài chính dài hạn giảm mạnh 60% so với đầu năm.

Trong đó, khoản đầu tư tài chính ngắn hạn đến từ đầu tư mua 8,638 trái phiếu của Công ty TNHH Đầu tư Phúc Hậu (kỳ hạn 36 tháng, lãi suất 11.5%/năm) và 7,298 trái phiếu của CTCP Đầu tư Nông nghiệp sạch Phú Sơn (kỳ hạn 36 tháng, lãi suất 11.5%/năm).

Về khoản đầu tư tài chính dài hạn, KPF giảm vốn góp tại CTCP TTC Deluxe Sài Gòn từ 294 tỷ đồng xuống còn 144 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ quyền biểu quyết 48%). Qua đó, TTC Deluxe Sài Gòn không còn là công ty con mà chuyển thành công ty liên kết của KPF. Mặt khác, KPF thoái hết vốn góp 66 tỷ đồng tại Công ty TNHH Đầu tư Cam Lâm.

KPF không sử dụng đòn bẩy tài chính khi không có dư nợ vay. Nợ phải trả chủ yếu là thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.

Khang Di

FILI

Các tin tức khác

>   FUEIP100: Báo cáo hoạt động đầu tư quý 3/2022 (20/10/2022)

>   E1VFVN30: Báo cáo hoạt động đầu tư quý 3 năm 2022 (20/10/2022)

>   CMBB2204: Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền do đáo hạn (20/10/2022)

>   CKDH2207: Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền do đáo hạn (20/10/2022)

>   CVRE2208: Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền do đáo hạn (20/10/2022)

>   CACB2204: Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền do đáo hạn (20/10/2022)

>   CMSN2204: Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền do đáo hạn (20/10/2022)

>   CSTB2210: Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền do đáo hạn (20/10/2022)

>   CMWG2205: Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền do đáo hạn (20/10/2022)

>   CVHM2208: Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền do đáo hạn (20/10/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật