Thứ Sáu, 14/10/2022 08:21

IMF: Các nền kinh tế châu Á sẽ phải đối mặt tình trạng nợ gia tăng, vốn tháo chạy

Châu Á sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn nhất về mặt kinh tế, bao gồm nợ gia tăng và dòng vốn tháo chạy, do lãi suất trên thế giới tiếp tục lên cao, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo.

Cảnh báo này được đưa ra khi IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2023 xuống 2.7%, từ mức 2.9% trước đó. Cũng trong báo cáo triển vọng kinh tế mới nhất, tổ chức này cảnh báo năm 2023 sẽ gióng như một cuộc suy thoái đối với nhiều nơi trên thế giới.

“Nợ đã tăng lên ở châu Á. Đầu tiên, chỉ có nợ của khối tư nhân tăng lên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, nhưng sau đó, kể từ đại dịch Covid-19, nợ công cũng chung xu hướng. Vì vậy, bất cứ điều gì làm thay đổi lãi suất toàn cầu đều tạo thêm sóng gió cho các nền kinh tế châu Á”, Phó giám đốc IMF Anne-Marie Gulde nói trên chương trình “Squawk Box Asia” của CNBC vào ngày 13/10.

“Chúng tôi cũng thấy dòng chảy vốn tăng lên, đạt đến mức mà chúng tôi từng thấy lần cuối cùng tại thời điểm xảy ra sự kiện taper tantrum năm 2013. Và chắc chắn, bất cứ điều gì khiến lãi suất tăng lên sẽ thông qua kênh này và tác động đến chi phí đi vay ở châu Á”, bà Gulde bổ sung. Sự kiện taper tantrum năm 2013 xảy ra khi giới đầu tư phản ứng với kế hoạch giảm quy mô nới lỏng định lượng của Fed bằng cách nhanh chóng bán bớt trái phiếu, khiến giá tài sản này lao dốc.

IMF cũng lưu ý rằng nợ xấu đang phổ biến ở nhiều quốc gia tại châu Á, và những quốc gia có nội tệ giảm giá so với USD có thể phải trải qua một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hơn về chi phí sinh hoạt. Điển hình nhất là hiện nay, yên Nhật đang ở mức thấp nhất 32 năm so với USD.

Ở châu Á, IMF hạ dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc xuống 4.4%, giảm 0.2% so với dự báo hồi tháng 7. Tổ chức này cũng hạ tăng trưởng GDP đối với ASEAN-5, gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam, xuống 4.9%.

Khi được hỏi liệu cuộc khủng hoảng trái phiếu ở Vương quốc Anh có gây ảnh hưởng tới các nền kinh tế châu Á hay không, bà Gulde cho biết sự kiện này sẽ có tác động hạn chế đến các thị trường châu Á, dù bất cứ điều gì tạo ra sự bất ổn trên thị trường tài chính đều sẽ ảnh hưởng tới các nền kinh tế còn lại bằng cách này hay cách khác. “Chắc chắn, đây không phải là tin tốt lành gì đối với các quốc gia ở châu Á cũng như cả thế giới”.

Tuy nhiên, bà cho biết vẫn có một số yếu tố tích cực đối với châu Á. Khi nhiều nền kinh tế châu Á, như Nhật Bản và Hồng Kông (Trung Quốc), mở cửa trở lại, người dân sẽ di chuyển nhiều hơn, tạo ra hoạt động kinh tế và có thể ngăn chặn một cuộc suy thoái. Trong khi đó, việc các đồng tiền giảm giá so với USD cũng đồng nghĩa giá trị xuất khẩu của các nền kinh tế châu Á sẽ tăng lên.

Ngoài ra, việc kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại cũng giúp giảm lạm phát lõi của khu vực này, theo IMF.

Kim Dung (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Các địa phương Trung Quốc bỏ tiền ra mua nhà để hỗ trợ ngành bất động sản (14/10/2022)

>   Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia ít chịu tác động của kinh tế toàn cầu (13/10/2022)

>   Chuyên gia: Fed có thể còn hai đợt nâng 75 điểm cơ bản trong năm 2022 (13/10/2022)

>   Lạm phát Mỹ tăng mạnh hơn dự báo trong tháng 9 (13/10/2022)

>   Giới chuyên gia dự báo gì về lạm phát Mỹ trong tháng 9? (13/10/2022)

>   70% doanh nghiệp có thể thắt chặt chi tiêu quảng cáo năm 2023 (13/10/2022)

>   Biên bản họp của Fed: Các quan chức bất ngờ trước đà tăng của lạm phát (13/10/2022)

>   Chứng khoán có còn là 'hàn thử biểu' của kinh tế Mỹ? (13/10/2022)

>   Hãng xe điện Trung Quốc được Warren Buffett hậu thuẫn gia nhập thị trường Ấn Độ (13/10/2022)

>   Chỉ số giá sản xuất của Mỹ tăng mạnh hơn dự báo trong tháng 9 (12/10/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật