Thứ Năm, 27/10/2022 16:23

DPM vượt xa kế hoạch lợi nhuận sau 9 tháng, sở hữu hơn 9,000 tỷ tiền mặt

Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (HOSEDPM) tiếp tục báo lãi lớn trong quý 3/2022. Nhờ đó, chỉ sau 9 tháng, ông lớn phân bón Phú Mỹ đã vượt 28% kế hoạch năm 2022.

Trong quý 3/2022, DPM ghi nhận doanh thu thuần gần 3,885 tỷ đồng và lãi ròng 998 tỷ đồng, tăng tương ứng 38% và 61% so với cùng kỳ.

Theo giải thích từ Đạm Phú Mỹ, đà tăng của sản lượng và giá bán phân bón đã tạo nên kết quả kinh doanh tích cực trong quý 3. Biên lợi nhuận cũng cải thiện. Nếu cùng kỳ 100 đồng doanh thu mang lại 36.9 đồng lãi gộp, thì quý 3/2022 con số này lên tới 38.3 đồng. 

Kết quả kinh doanh quý 3 của DPM

Đvt: Tỷ đồng

Sau 9 tháng, DPM lãi ròng hơn 4.4 ngàn tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ và vượt 28% kế hoạch lợi nhuận năm 2022. Đây cũng là giai đoạn lãi kỷ lục của ông lớn ngành phân bón.

Kết thúc quý 3/2022, Nhà máy Đạm Phú Mỹ thuộc Đạm Phú Mỹ đã sản xuất gần 900,000 tấn phân bón và hóa chất các loại, vượt kế hoạch và cùng kỳ năm 2021. Sản lượng các sản phẩm chính như phân urê đạt hơn 680,000 tấn, phân NPK đạt gần 140,000 tấn, NH3 thương mại đạt hơn 50,000 tấn. 

Năm 2022 do tình hình chính trị - kinh tế bất ổn trên thế giới nên giá phân bón biến động khó lường. Trong nước, giá vật tư cho nông nghiệp tăng cao, giá nông sản bấp bênh, tiêu thụ khó khăn tác động tiêu cực tới sản xuất nông nghiệp, khiến việc kinh doanh phân bón gặp không ít trở ngại do sức mua rất yếu.

Tuy nhiên, Đạm Phú Mỹ đã kịp thời nắm bắt tốt cơ hội giá phân bón trên thế giới tăng cao để đẩy mạnh xuất khẩu sau khi đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong nước. Lượng xuất khẩu 9 tháng đầu năm đạt khoảng 155 ngàn tấn, gấp 3 lần so với kế hoạch cả năm.

Núi tiền mặt khổng lồ

Sau giai đoạn kinh doanh bùng nổ, DPM cũng rủng rỉnh tiền mặt và sở hữu bảng cân đối kế toán vững mạnh.

Cuối tháng 9/2022, DPM có tổng cộng 9,000 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi có kỳ hạn, tăng mạnh so với đầu năm và chiếm 75% tài sản ngắn hạn. Trong khi đó, hàng tồn kho duy trì ổn định ở mức hơn 2.7 ngàn tỷ đồng.

Nguồn: BCTC quý 3 của DPM

Ở bên kia bảng cân đối, nợ ngắn hạn chỉ ở mức 3 ngàn tỷ đồng, chủ yếu là khoản phải trả người bán và chi phí ngắn hạn khác. Nợ vay và thuê tài chính ngắn hạn chỉ ở mức thấp, khoảng 300 tỷ đồng.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu DPM cũng thu hút sự chú ý của các quỹ đầu tư. Gần đây, nhóm quỹ thuộc Dragon Capital đã mua hơn 1.4 triệu cp DPM, nâng tổng tỷ lệ sở hữu của nhóm tại DPM từ 5.9% lên 6.2%.

* Dragon Capital nâng tỷ lệ sở hữu tại DPM vượt mức 6%

Vũ Hạo

FILI

Các tin tức khác

>   VIW: Báo cáo tài chính quý 3/2022 (27/10/2022)

>   VIW: Báo cáo tài chính quý 3/2022 (công ty mẹ) (27/10/2022)

>   VHM: BCTC quý 3 năm 2022 (27/10/2022)

>   VHM: BCTC Hợp nhất quý 3 năm 2022 (27/10/2022)

>   VVN: Báo cáo tài chính Quý 3/ 2022 (Tổng hợp) (27/10/2022)

>   GEE: Lợi nhuận trước thuế hợp nhất 9 tháng đạt 663.2 tỷ đồng (27/10/2022)

>   SRA: Cv xin giải trình QD 703 cổ phiếu vào diện kiểm soát cho kỳ báo cáo tài chính quý 3 năm 2022 (27/10/2022)

>   TV4: Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền trả cổ tức năm 2021 (27/10/2022)

>   TTL: Báo cáo tài chính quý 3/2022 (công ty mẹ) (27/10/2022)

>   TTL: Báo cáo tài chính quý 3/2022 (27/10/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật