Thứ Hai, 03/10/2022 15:05

Cổ phiếu Credit Suisse lao dốc 10% bất chấp lời trấn an từ các lãnh đạo

Cổ phiếu Credit Suisse sụt gần 10% trong phiên sáng ngày 03/10 (giờ châu Âu), mặc dù các giám đốc đang ra sức trấn an nhà đầu tư.

CDS là công cụ hợp đồng phái sinh về tín dụng giữa hai đối tác, được xem như một công vụ phòng vệ rủi ro tài chính, giống như các loại hợp đồng bảo hiểm. Bên mua trả phí bảo vệ rủi ro để được bồi thường một khoản tiền cố định nếu sự cố thực sự xảy ra.

So với đầu năm 2022, cổ phiếu Credit Suisse đã giảm 55%. 

Trong ngày 30/09, hợp đồng hoán đổi tín dụng (CDS) của Credit Suisse tăng mạnh, qua đó làm dấy lên nỗi lo về tình hình tài chính của Ngân hàng Thụy Sỹ này.

Tuy nhiên, cuối tuần trước, các giám đốc cấp cao tại Credit Suisse đã lên tiếng trấn an các khách hàng, đối tác và nhà đầu tư về thanh khoản và vị thế vốn của họ.

“Đội ngũ của chúng tôi đang tích cực trao đổi với các khách hàng và đối tác lớn vào cuối tuần trước”, một giám đốc tại Credit Suisse cho biết. “Chúng tôi cũng nhận được những cuộc gọi từ các nhà đầu tư hàng đầu của Credit Suisse, họ gửi thông điệp ủng hộ tới Credit Suisse”.

Trước đó, một số bài báo cho biết Credit Suisse đã chính thức tiếp cận với các nhà đầu tư để bàn về khả năng huy động thêm vốn. Vị giám đốc của Credit Suisse phản đối các bài viết này, cho rằng Credit Suisse đang cố không huy động vốn khi giá cổ phiếu ở mức thấp kỷ lục và chi phí vay cao hơn (vì mới bị hạ bậc tín nhiệm).

Sau khi cổ phiếu Credit Suisse giảm hơn 25% trong tháng trước, Tổng Giám đốc Ulrich Körner đã gửi thông báo để trấn an nhân viên về tình hình vốn và thanh khoản tại Ngân hàng.

Sau khi xuất hiện nhiều lời đồn thổi về tình hình tài chính của Credit Suisse trên mạng xã hội, các nhân viên nhận được thông báo rằng: “Mối quan ngại của nhiều bên liên quan tới Credit Suisse vẫn là tình hình vốn và sức mạnh tài chính của ngân hàng. Credit Suisse có vị thế vốn, thanh khoản và bảng cân đối kế toán mạnh. Diễn biến giá cổ phiếu không làm thay đổi sự thật đó”.

Lãnh đạo cấp cao của một doanh nghiệp mà Credit Suisse liên lạc nhận định rằng Credit Suisse là “ngân hàng lớn tồi tệ nhất ở châu Âu”, nhưng ngân hàng này chưa đối mặt với nguy hiểm cận kề.

"Tôi không nghĩ đây là một cuộc khủng hoảng”, vị lãnh đạo doanh nghiệp này nói, đồng thời cho rằng việc giá cổ phiếu liên tục lao dốc phản ánh những khó khăn nghiêm trọng của Credit Suisse và hiện vẫn chưa có giải pháp khả thi nào.

Hoạt động của Credit Suisse tại quê nhà Thụy Sỹ vẫn đang có lãi lớn, mảng ngân hàng tư nhân toàn cầu cũng có thương hiệu mạnh, nhưng nhà đầu tư đặc biệt lo ngại mảng ngân hàng đầu tư có khối nợ ẩn với chi phí lớn.

CEO Ulrich Körner và Hội đồng quản trị của Credit Suisse do ông Axel Lehmann làm Chủ tịch sẽ cần trình bày một kế hoạch cải tổ vào ngày 27/10 để giải quyết những lo ngại của nhà đầu tư. Kết quả kinh doanh quý 3 cũng sẽ được công bố vào ngày này.

Vũ Hạo (Theo Financial Times)

FILI

Các tin tức khác

>   36,000 tỷ đô "bốc hơi” khỏi chứng khoán toàn cầu (03/10/2022)

>   Tuần sóng gió của chứng khoán thế giới, Việt Nam trong top giảm mạnh nhất (01/10/2022)

>   Lao dốc tiếp 500 điểm, Dow Jones bốc hơi 9% trong tháng 9 (01/10/2022)

>   Vốn hóa Apple bay hơi 120 tỷ USD trong 24 giờ (30/09/2022)

>   Thị trường IPO Hồng Kông tụt dốc (30/09/2022)

>   Dow Jones giảm 450 điểm, S&P 500 lập đáy mới 2022 (30/09/2022)

>   Dow Jones rớt 600 điểm, xóa sạch đà tăng trong phiên trước (29/09/2022)

>   Chứng khoán toàn cầu hồi phục sau động thái can thiệp từ NHTW Anh (29/09/2022)

>   Dow Jones tăng hơn 500 điểm, đứt mạch 6 phiên giảm liền (29/09/2022)

>   Dow Jones tăng 300 điểm, Bảng Anh hồi phục sau thông báo từ BoE (28/09/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật