Triển khai đồng bộ các hoạt động quản lý thuế đối với thương mại điện tử
Tại Tọa đàm "Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử", bà Nguyễn Thị Lan Anh, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa và hộ kinh doanh, cá nhân, Tổng cục Thuế cho biết, ngành thuế đã triển khai rất đồng bộ các biện pháp quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử (TMĐT).
Bà Nguyễn Thị Lan Anh: Ngành thuế đã triển khai rất đồng bộ các biện pháp quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT. Ảnh VGP/Nhật Bắc
|
Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế tự kê khai chịu trách nhiệm đặc biệt hướng dẫn người nộp thuế là các nhà cung cấp nước ngoài có thể kê khai, nộp thuế trên Cổng thông tin điện tử của ngành thuế.
Đặc biệt hướng dẫn người nộp thuế là cá nhân kinh doanh thực hiện kê khai theo đúng quy định của pháp luật.
Thứ hai, ngành thuế tích cực tham gia đàm phán Hiệp định đa phương về phân bổ quyền đánh thuế đối với thu nhập từ hoạt động kinh tế số.
Thứ ba, hoàn thiện quy định, chính sách pháp luật về thuế để tăng cường khả năng trách nhiệm của các sàn TMĐT trong việc khai thuế, nộp thuế thay cho các hộ kinh doanh các cá nhân kinh doanh có hoạt động kinh doanh thông qua sàn TMĐT có chức năng đặt hàng trực tuyến và cung cấp thông tin cho cơ quan thuế để quản lý thuế.
Thứ tư, tiếp tục hiện đại hóa công tác quản lý thuế; nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin để kết nối, lưu trữ thông tin để hỗ trợ, kết nối với người nộp thuế (nhà cung cấp nước ngoài, Sàn thương mại điện tử, ...) theo hình thức điện tử trực tiếp tại Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
Theo đó, nhằm hiện đại hóa công tác quản lý thuế, tạo thuận lợi cho người nộp thuế trong việc thực hiện khai thuế, nộp thuế, ngày 21/3/2022 Bộ Tài chính đã chính thức khai trương Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài (NCCNN) không có cơ sở kinh doanh cố định tại Việt Nam và triển khai Ứng dụng thuế điện tử trên nền tảng thiết bị di động (eTax Mobile) cho các cá nhân.
Thứ năm, xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý rủi ro đối với thương mại điện tử; áp dụng trí tuệ nhận tạo (AI) để xử lý dữ liệu, đưa ra các cảnh báo đối với trường hợp vượt ngưỡng rủi ro và đề xuất các biện pháp quản lý thuế quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử và lúc đó xử lý dữ liệu lớn ở đây là cả quản lý các dữ liệu về công tác quản lý thuế và dữ liệu về hóa đơn điện tử.
Thứ sáu, xây dựng hệ thống quản lý thuế thông minh, đáp ứng kết nối dữ liệu với các cơ quan quản lý nhà nước và người nộp thuế, các sàn giao dịch TMĐT để tạo điều kiện cho việc kê khai nộp thuế 24/7 đáp ứng nhu cầu TMĐT.
Thứ bẩy, triển khai công tác thanh tra, kiểm tra đối chiếu thông tin phát hiện ra những vi phạm của người nộp thuế từ đó có những kiến nghị xây dựng cs phù hợp hơn.
Thứ tám, biện pháp tôi cho là rất quan trọng mà ngành thuế đã triển khai trong thời gian qua là tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành có liên quan để trao đổi, kết nối thông tin, xây dựng chính sách pháp luật đồng nhất trong quản lý hoạt động TMĐT, đặc biệt là đối với Bộ TTTT hay là Bộ Công Thương. Thời gian qua Bộ Tài chính đã có chỉ đạo Tổng cục thuế phối hợp ký những thỏa thuận công tác xây dựng pháp luật cũng như kết nối thông tin.
Phương Châu
FILI
|