Nhịp đập Thị trường 08/09: Cảm xúc liên tục thay đổi với diễn biến của VN-Index
Cảm xúc thay đổi liên tục trong phiên chiều, khi VN-Index giảm ngay từ sớm, nhưng sau hơn 15 phút thì lại bật mạnh trở lại, thậm chí vọt lên trên tham chiếu gần 6 điểm sau 30 phút, tiếp theo lại giảm nhanh và sâu về lại đáy cũ trước ATC. Sau cùng, VN-Index đóng cửa ở mức thấp nhất trong cả ngày, giảm hơn 8 điểm (-0.7%).
Thanh khoản trên sàn HOSE quay lại về mức cũ, và có gần 60% số cổ phiếu đóng cửa cuối ngày trong sắc đỏ. Nhóm VN30 có 18 cổ phiếu giảm giá so với 11 mã tăng giá, nhưng chỉ số nhóm này vẫn mang sắc xanh trong gần như suốt phiên chiều, chỉ đỏ vào ATC. Tuy vậy, ở nhóm cổ phiếu vốn hóa tỷ USD, thì MSN, DGC, SAB và NVL vẫn là 4 cái tên tăng giá, vốn đã được nhắc đến vào cuối phiên sáng. Ngược lại, HVN, KBC là những mã giảm sâu nhất.
Tương tự phiên sáng, 2 nhóm ngành lớn của sàn HOSE là bán lẻ và sản xuất điện vẫn có số lượng cổ phiếu tăng giá nhiều hơn so với số giảm giá. Các nhóm lớn còn lại như ngân hàng, BĐS, xây dựng, thực phẩm, chứng khoán, sắt thép… đều chìm trong sắc đỏ.
Nhờ sức lan tỏa từ VN-Index khi bước vào phiên chiều, chỉ số HNX-Index cũng hồi được về tham chiếu và thậm chí còn tăng lên trên 1 đoạn. Tuy vậy càng về cuối phiên, chỉ số lại giảm, và cũng đóng cửa tại mức gần như thấp nhất trong ngày. PVS tăng cuối phiên sáng, nhưng đến cuối phiên chiều giảm lại hơn 2%. Không ít Large Cap khác của sàn nãy cũng giảm với độ sâu tương tự, như MBS, SHS, VCS…
Bất ngờ cũng xảy ra trên sàn UPCoM, khi chỉ số sàn này ban đầu không chịu đi theo “tiếng gọi” từ VN-Index, mà giảm suốt cho đến khi VN-Index đóng cửa. Tuy nhiên, với 15 phút cùng, UPCoM-Index lại sém gây bất ngờ khi hồi về gần sát tham chiếu (chỉ còn giảm chưa đến 0,1 điểm). Tuy vậy sự phục hồi của chỉ số có lẽ đến từ các mã vừa và nhỏ, thậm chí vô danh. Trên nhóm largecap sàn này, đa số vẫn chìm trong sắc đỏ, ví dụ như OIL. MSR, SIP, TVN, VGI, VGT, VTP, BSR… thậm chí có không ít mã còn giảm sâu hơn so với cuối phiên sáng.
16 mã cổ phiếu ngân hàng trên HOSE giảm giá cuối ngày, chỉ có EIB tăng 1%. VCB tiếp tục gây sốc với mức giảm giá 2.5% (chiều qua giảm 3.3%). Hàng loạt đại gia ngân hàng khác cũng giảm giá từ 1-2%, thậm chí giảm trên 3% như VIB hay SHB. Tính cả 3 sàn, nhóm này có 23/27 cổ phiếu giảm giá, so với chỉ 3 mã tăng giá, là EIB, NVB và KLB.
Tương tự ngân hàng, hàng loạt cổ phiếu BĐS nhà ở có tên tuổi đã có diễn biến xấu đi trong phiên chiều, trong đó đáng chú ý có DIG, HDC, LDG, IJC, SCR, QCG… chỉ có số ít còn giữ được kết quả tạm cho là tích cực, bao gồm VIC, VHM, NVL, NLG, NTL, PDR, KDH…
HPG bất ngờ tăng giá trong phiên chiều, đóng cửa +100 đồng với hơn 20 triệu cổ phiếu được khớp. Có lẽ khối ngoại (mua ròng mạnh) là yếu tố góp phần không nhỏ cho “chiến thắng” này của HPG. Đối với nhóm sắt thép, đa số vẫn giảm giá, kể cả 2 đại gia khác là HSG và NKG. HSG thậm chí còn giảm hơn 3%, chỉ kém đjai gia khác là TVN. Chỉ có SMC, VGS.. là số ít khác tăng giá nhẹ.
HVN đã giảm sàn 6.7% chiều nay, nhưng có tới hơn 4.8 triệu cổ phiếu được khớp. Đây là mức khớp lệnh rất lớn, nếu so sánh với mức bình quân trong vòng gần 6 tháng vừa qua.
FLC và 1 số mã khác được cho là cùng “họ”, ví dụ như HAI hay AMD, lại tăng mạnh trên 6% bất chấp hàng loạt tin xấu gần đây.
VN-Index được kéo hồi vào cuối phiên sáng
Chỉ số VN-Index giảm sâu xuống dưới tham chiếu 6 điểm trước 11h, sau đó được kéo hồi lại lên trên tham chiếu hơn 1 điểm vào cuối phiên sán nay, đâm ra thành phù hợp với đà tăng chung trên các sàn châu Á. Diễn biến này cũng lây lan sang 2 chỉ số lớn 2 sàn còn lại. Tuy vậy, trên sàn HOSE vẫn chỉ có chưa đến 30% số cổ phiếu là tăng giá. Thanh khoản trên sàn này cũng không hề tăng khi giá cổ phiếu giảm.
MSN, DGC và SAB là các cổ phiếu vốn hóa tỷ USD tăng tốt nhất trên sàn HOSE trong nửa sau phiên sáng nay, nhưng có lẽ không phải là những động lực chính kéo hồi chỉ số sau 11h. Tương tự, VIC và VHM cũng là những mã vốn hóa khủng khác tăng giá, nhưng không tạo sóng sau 11h. Động lực đó có lẽ đến từ những mã vốn hóa khủng khác như là NVL, MWG, FPT…
Đa số các nhóm ngành lớn trên sàn HOSE vẫn tràn ngập sắc đỏ, từ ngân hàng đến BĐS, dầu khí, sắt thép, chứng khoán, thực phẩm, xây dựng… Tuy nhiên 2 nhóm lớn khác là bán lẻ và sản xuất điện thì ngược lại, có số cổ phiếu tăng giá nhỉnh hơn số giảm giá. Ở các nhóm ngành nhỏ hơn, cũng chỉ có vận tải thủy, săm lốp là có kết quả khích lệ, hầu hết các nhóm còn lại là pha đầy sắc vàng với đỏ.
Diễn biến chỉ số HNX đồng dạng với VNIndex, nhưng độ cao thì thấp hơn tham chiếu trong gần 2 phần 3 thời gian giao dịch, kéo dài từ trước 10g cho đến cuối phiên sáng nay. Trên số largecap sàn này, cũng chỉ có CEO, NVB, VNR là vẫn giữ được sắc xanh, đồng thời THD và PVS là 2 mã bất ngờ tăng trở lại. IDC, MBS, SHS, PVI và nhiều tên tuổi lớn khác đều vẫn đang chìm trong sắc đỏ.
Nhóm ngân hàng đang có thêm vài sắc xanh vào những phút cuối phiên, ví dụ như ở tại TCB hay VIB…, nhưng tổng thể vẫn đỏ và đỏ, trong đó có những đại gia VCB, MBB, STB, ACB, BID, VPB, MSB… Dù vậy, diễn biến giá của những mã này cũng có thể coi là có tín hiệu hồi phục đôi chút so với lúc giữa phiên.
Tương tự ngân hàng, nhóm BĐS nhà ở cũng nổi lên không ít sắc xanh ở các cổ phiếu tầm trung trong nửa sau hoặc cuối phiên, ví dụ như ở NLG, NTL, QCG… NVL cũng tăng 1 đường thẳng tắp từ trước 11g cho đến phút cuối phiên sáng. Nhiều cổ phiếu khác dù còn giảm, nhưng không còn nhiều mã giảm sâu như lúc giữa phiên.
Nhóm sản xuất điện, cả thủy điện lẫn nhiệt điện, đang có diễn biến tạm coi là khá tích cực trong phiên sáng nay. Nhìn chung nhóm này chủ yếu tăng và đứng giá, ít mã giảm. Tuy nhiên trong số đó, NĐT cần lưu ý thanh khoản. Có những mã tăng mạnh tới 9% như GE2 hay tăng lúc gần cuối phiên với chỉ 1 -2 deal lẻ như PGV, TMP, TBC, CHP, GEG…
Nhóm chứng khoán tất nhiên cùng nổi cùng chìm với index. Nếu đầu phiên đa số tăng giá, thì đến lúc này đa phần đang rơi vào trong sắc đỏ, đi kèm với nó là thanh khoản thấp hơn hẳn so với phiên hôm qua. Dù vậy, cũng đang có không ít cơ hội nổi lên ở những tên tuổi như SSI, VND, HCM, BSI, BVS…
Sắt thép VN có đủ rẻ để xuất qua EU như kỳ vọng mấy phiên gần đây hay không thì chưa rõ, nhưng sáng nay rõ ràng từ HPG, HSG, NKG và nhiều tên tuổi khác đang kéo dài chuỗi ngày đi ngang hay giảm nhẹ. HPG sáng nay chỉ dao động trong phạm vi có 300 đồng ngay tại tham chiếu, dù được khối ngoại mua ròng nhiều. HSG và NKG dao động lớn hơn, chừng 1.000 đồng nhưng ngược lại bị khối ngoại bán ròng. POM có tin xấu nhưng chỉ giảm chưa đến 2%.
Ngoại trừ MSR giảm trên 2%, nhóm cổ phiếu nhà Masan sáng này đang có kết quả khá tích cực. MSN tăng hơn 2% từ sớm và giữ được mức này cho đến khi nghỉ trưa. TCB từng rơi vào trong sắc đỏ, nhưng hiện đã tăng nhẹ trở lại. MCH được kéo tăng gần 4% chỉ với 2 deal nhỏ (mỗi deal khớp 100 cổ phiếu).
HVN đang rơi 3% sau tin về rủi ro hủy niêm yết khỏi HOSE, tuy nhiên lượng khớp sáng nay đã vượt cả ngày hôm qua.
10h30: VN-Index chực rơi về vạch xuất phát, nhưng cổ phiếu đang xấu hơn thế
Niềm vui chẳng tày gang, VN-Index chỉ tăng mạnh lúc đầu phiên, sau đó nhanh chóng rời ngược về gần tham chiếu. Dù đến lúc này chỉ số vẫn còn tăng, nhưng từng có thời điểm giảm gần 3 điểm, sau đó hồi lại nhưng luôn có rủi ro giảm bất cứ lúc nào. Diễn biến này đang ngược với đa số các sàn châu Á (trừ Trung Quốc).
Ngân hàng, dầu khí, BĐS, xây dựng, sắt thép… đang là các nhóm lớn có diễn biến khá xấu vào lúc này, ngược với hồi đầu phiên. Ở nhóm ngân hàng, dù có thông tin hỗ trợ (nới room tín dụng), nhưng hiên VCB đã giảm 500 đồng, bên cạnh đó 1 loạt mã khác cũng giảm giá nhẹ như ACB, CTG, MBB, SHB, MSB, STB, VIB… HDB vẫn còn tăng miễn cưỡng 100 đồng, có lẽ nhờ lực cầu từ khối ngoại.
Ở nhóm BĐS nhà ở, dù bộ ba cổ phiếu nhà Vin vẫn cầm cự ngay bên trên tham chiếu, nhưng đa số các mã tầm trung đã giảm giá, trong đó có không ít mã giảm từ 1% trở lên như AGG, HDC, QCG, DXG, IJC, NTL, SCR… Nhóm BĐS khu công nghiệp cũng có không ít mã giảm sâu như ITA, KBC, TID, SNZ, LHG…
Giá dầu Brent future dù hồi lại lên gần 90 USD/thùng, nhưng rõ ràng sáng nay nhóm dầu khí nhà PVN có cả khởi đầu lẫn nửa đầu phiên sáng ảm đạm, nhiều cổ phiếu chìm trong sắc đỏ ngay từ khi mở cửa. So với các nhóm ngành lớn khác, nhóm này có thể coi là kém “sắc” nhất. Hiện GAS, OIL, PVC, PVD, PVG, PVS, PVT… đều giảm giá, BSR thậm chí còn giảm hơn 3%.
Chỉ số HNX Index đã chọc thủng xuống dưới tham chiếu vào trước 10g và đến lúc này còn muốn đào xuống sâu hơn. Trên sàn HNX, số mã giảm giá đã vượt 100, nhiều gần gấp 3 số mã tăng giá. Trên nhóm Large Cap sàn này, chỉ còn lẻ tẻ vài của hiếm tăng giá như NVB hay VNR, còn lại hầu hết đang giảm từ 1% trở lên, trong đó đáng chú ý có MBS, SHS, CEO, IDC…
Dù cũng chọc thủng tham chiếu lúc gần 10h, nhưng hiện chỉ số UPCoM-Index lại hồi nhẹ, trở thành chỉ số tăng tốt hơn hẳn 2 chỉ số của các sàn niêm yết. Trên nhóm Large Cap sàn này, GE2 tăng bất thần tới hơn 9% chỉ với 1 lô khớp lệnh, bên cạnh đó MCH cũng tăng hơn 4%. Ngược lại, không ít Large Cap khác đang giảm 3-4% trở lên, bao gồm BSR, OIL, TVN, MSR, SNZ, VGI…
Đa số các nhóm ngành lớn 3 sàn đều đang bị xâm lấn ngày cảng nhiều bởi sác đỏ, và ở các nhóm ngành nhỏ hơn cũng vậy, ngoại trừ bảo hiểm, săm lốp, bia, nhiệt điện…
Mở cửa tăng nhẹ nhờ lực kéo từ chứng khoán thế giới
VN-Index mở cửa tăng hơn 7 điểm với sắc xanh chiếm đa số trên sàn HOSE. Các chỉ số lớn trên sàn chứng Mỹ đêm qua tăng mạnh có lẽ đang là 1 liều thuốc kích thích tinh thần tốt cho các NĐT khắp các sàn châu Á sáng nay.
Nhóm VN30 có 29 trên 30 cổ phiếu tăng giá ngay khi mở cửa, dù hầu hết tăng dưới 1%, trừ VIC hay HDB. Cổ phiếu giảm ngược cả nhóm đầu phiên là NVL, nhưng mức giảm chỉ -0.1%. Chỉ số nhóm này tăng hơn 5 điểm, nếu tính theo % thì khoảng trên 0.4% mà thôi, nhưng mức tăng này lại mạnh hơn mức tăng của chỉ số chính VN-Index lẫn 2 chỉ số của 2 nhóm Mid và Small Cap sàn HOSE.
Giá dầu Brent future đang hồi trở lại, tuy nhiên hiện tại vẫn còn thấp hơn mức 90 USD/thùng, thậm chí mức này chỉ cao hơn 1 chút so với hồi đầu năm. Nhóm cổ phiếu dầu khí nhà PVN đầu phiên sáng nay hồi khá nhiều, tuy nhiên còn phải theo dõi thêm coi đó là hồi kỹ thuật hay không, vì mức tăng giá này nhìn chung vẫn rất nhẹ so với mức giảm chiều qua, đa phần dưới +1%, bao gồm cả GAS. Ngoài ra, OIL, BSR… vẫn là những cái tên giảm từ sớm, với mức giảm từ 1-2%, tiếp nối mức giảm mạnh trên 4% chiều qua.
2 sàn HNX và UPCoM cũng có diễn biên tích cực ngay từ sớm, với 2 chỉ số đều tăng khi mở cửa. Trên sàn HNX, có khá nhiều Large Cap tăng giá dù mức tăng còn rất khiêm tốn, trong đó có THD, CEO, IDC, VCS… Điều đáng ngạc nhiên là trên UPCoM, khi chỉ số tăng khá, nhưng lại có rất nhiều Large Cap giảm giá, bao gồm ACV, BSR, OIL, MSR, VGI, VTP, TVN… SIP là dạng hiếm tăng mạnh hơn 3%. Chả lẽ trên sàn UPCoM này, nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ mới là trọng số chính của chỉ số?
Với thông tin nới room tín dụng, nhóm ngân hàng sáng nay tăng giá trên diện rộng. Thực tế đầu phiên chiều qua, nhóm này cũng tăng, tuy nhiên về cuối phiên cũng quay qua đỏ do tâm lý bán tháo toàn sàn nói chung. Trong số những mã tăng đáng chú ý đầu phiên sáng nay, có HDB, MBB, TCB…
Việc nới room cho ngân hàng dường như chưa lan tỏa qua nhóm BĐS nhà ở, như nhiều chuyên gia kỳ vọng. Sáng sớm nay, ngoại trừ bộ ba nhà Vin (VIC, VHM, VRE) tăng giá, thì chỉ có vài mã tầm trung tăng nhẹ theo như DIG, KDH, CEO… còn lại NVL và rất nhiều tên tuổi khác giảm giá nhẹ.
Một số nhóm lớn khác như chứng khoán, bán lẻ, sắt thép… cũng có khởi đầu khá suôn sẻ khi đa số tăng giá nhẹ, bao gồm các đầu tàu bên chứng khoán như SSI, VCI, HCM, VND…, bán lẻ (MWG) hay 2 đại gia HPG, HSG của sắt thép.
HVN bị HOSE đưa ra lưu ý về khả năng hủy niêm yết do lỗ 3 năm liên tiếp, tuy nhiên đầu phiên sáng nay không có tình trạng xả bán mạnh mẽ. Cổ phiếu này chiều qua giảm cũng chưa đến 4%, và mức giảm đó nhiều khả năng là theo thị trường chung.
Hoàng Nam
FILI
|