Thứ Sáu, 16/09/2022 08:36

Nhìn lại cuộc chiến năng lượng giữa Nga và phương Tây

EU và G7 đang nỗ lực ngăn chặn Nga thu được lợi nhuận khổng lồ từ việc bán dầu và khí đốt. Moskva đáp trả bằng cách đóng nguồn cung đường ống Nord Stream 1.

Van khí đốt tại một mỏ ở Tây Siberia do nhà sản xuất dầu lớn nhất của Nga, Rosneft, điều hành. Ảnh: EURASIA

Cuộc chiến năng lượng giữa Nga và phương Tây đã leo thang đáng kể trong thời gian gần đây, khi các nước phương Tây phối hợp hạn chế giá dầu và khí đốt xuất khẩu của Moskva, trong khi Nga tuyên bố sẽ không khởi động lại đường ống Nord Stream 1 quan trọng.

Các nền công nghiệp phát triển G7 đã kêu gọi thiết lập một hệ thống chỉ cho phép bán dầu của Nga với giá thấp hơn thị trường. Chủ tịch Ủy ban châu Âu cũng kêu gọi giới hạn giá khí đốt của Nga. Mục đích là để hạn chế thu nhập của Điện Kremlin từ việc bán nhiên liệu hóa thạch, vốn giúp duy trì chiến dịch quân sự ở Ukraine.

"Giới hạn giá được thiết kế đặc biệt để giảm doanh thu của Nga và khả năng của Nga trong việc duy trì chiến dịch quân sự, đồng thời hạn chế tác động của cuộc xung đột đối với giá năng lượng toàn cầu", các bộ trưởng tài chính G7 cho biết trong một tuyên bố sau cuộc họp gần đây của họ.

Về phần mình, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết bà "chắc chắn" về sự cần thiết phải giới hạn giá khí đốt của Nga xuất khẩu qua đường ống sang EU - điều mà khối này muốn làm để siết chặt tài chính và kiềm chế Nga trong bối cảnh giá năng lượng tăng vọt tại châu lục này.

Bà Leyen  nói: “Có thể đề xuất mức trần giá xăng ở châu Âu. Đó là một nỗ lực nhằm mang lại trật tự cho các thị trường năng lượng toàn cầu vốn đã bị mất ổn định nghiêm trọng bởi cuộc xung đột ở Ukraine".

Ngay lập tức, Moskva đã đánh trả khi Điện Kremlin cảnh báo họ sẽ ngừng bán dầu cho các công ty tham gia chương trình giới hạn giá G7. Trong khi đó, tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga thông báo ngừng hoạt động vô thời hạn đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 1 tới Đức, một động thái có thể được coi là "một cuộc phản công kinh tế" mới vào Liên minh châu Âu của Điện Kremlin.

Công ty độc quyền xuất khẩu khí đốt trên của Nga viện dẫn các vấn đề về bảo trì đường ống dưới biển. "Cho đến khi các vấn đề kỹ thuật của thiết bị được khắc phục, việc vận chuyển khí đốt đến đường ống dẫn khí Nord Stream sẽ bị dừng hoàn toàn", Gazprom cho biết.

Xung đột giữa Nga và phương Tây về năng lượng cho thấy mức độ nguy hiểm hiện tại đang cao như thế nào. Các chính phủ phương Tây đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng năng lượng dẫn đến lạm phát, đồng thời tìm cách gây áp lực tối đa lên Moskva bằng cách nhắm mục tiêu vào xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga. Trong khi đó, Nga hưởng lợi từ mức giá kỷ lục và hy vọng sẽ gây áp lực lớn hơn đối với các nền kinh tế phương Tây bằng cách cắt giảm nguồn cung.

Bất chấp những nỗ lực hạn chế xuất khẩu năng lượng của Moskva - trụ cột ngân sách của Nga - sự kết hợp giữa việc nhiều nước EU phụ thuộc lớn vào năng lượng của Nga và nhu cầu mạnh mẽ từ các nước như Ấn Độ và Trung Quốc, khiến cho phương Tây vẫn chưa thể ngăn được "dòng tiền đổ vào kho bạc của Điện Kremlin".

Mặc dù xuất khẩu dầu của Nga giảm trong tháng 6, nước này vẫn thu về hơn 20 tỷ USD trong khoảng thời gian này, tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế.

EU đã trì hoãn việc cấm khí đốt tự nhiên của Nga - nguồn năng lượng chiếm 40% lượng nhập khẩu của khối - nhưng đã cam kết giảm thiểu sự phụ thuộc vào Moskva. Về phần mình, Điện Kremlin đã cắt giảm hoặc hạn chế xuất khẩu sang hàng chục nước EU và nhập khẩu của EU vào cuối tháng 8 thấp hơn 68% so với cùng thời điểm năm ngoái, Bruegel, tổ chức chuyên nghiên cứu chính sách về các vấn đề kinh tế có trụ sở tại Brussels cho biết.

Tuy nhiên, Gazprom vẫn không bị giảm doanh thu; Giá khí đốt hiện cao hơn khoảng 10 lần so với một năm trước, giúp công ty đạt lợi nhuận ròng kỷ lục hơn 41 tỷ USD trong nửa đầu năm nay. Điều đó khiến EU, Mỹ và các đồng minh khác phải nỗ lực tìm cách ngăn chặn những khoản thu nhập đó.

Bộ trưởng tài chính các nước G7 gần đây đã họp để thảo luận về việc giới hạn giá dầu của Nga. Ảnh: AP

Cắt giảm xuất khẩu

Gói trừng phạt thứ sáu của EU kêu gọi cấm hoàn toàn việc nhập khẩu dầu thô của Nga từ đường biển vào ngày 5/12 tới và đối với các sản phẩm tinh chế vào ngày 5/2/2023 - với các miễn trừ cho các quốc gia như Hungary phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu dầu qua đường ống. Nỗ lực của G7 cũng sẽ tương đương với chương trình của EU.

Năm ngoái, EU đã nhập khẩu 71 tỷ euro dầu và các sản phẩm dầu của Nga. Mỹ, nước mua ít dầu hơn của Nga, đã áp đặt lệnh cấm của mình vào tháng 3 năm nay.

Kế hoạch của G7 kêu gọi thành lập một liên minh rộng rãi các nước đặt giá dầu của Nga thấp hơn thị trường - điều quan trọng là tìm ra mức mà Nga sẽ tiếp tục xuất khẩu nhưng mức đó đủ thấp để Moskva không thu được lợi nhuận lớn.

Kế hoạch này sẽ dựa trên việc không cho Nga tiếp cận thị trường bảo hiểm quan trọng ở London, thị trường chiếm 95% ngành vận tải dầu toàn cầu, nếu nước này không tôn trọng giới hạn giá. Rất nhiều dầu thô của Nga đang được vận chuyển bằng tàu chở dầu từ các nước như Hy Lạp, và việc buôn bán như vậy có thể bị cản trở bởi các hạn chế về bảo hiểm.

Robin Brooks, nhà kinh tế trưởng của IIF, một hiệp hội ngành dịch vụ tài chính toàn cầu, cho biết: "Các tàu chở dầu là trung tâm của mọi thứ. Vì vậy, nếu bạn muốn thực thi một lệnh cấm vận hoặc nếu bạn muốn áp dụng giới hạn giá, bạn phải làm điều đó với các tàu chở dầu. Nếu không thì không có hiệu quả”.

Theo phân tích của ông Brooks, 55% công suất tàu chở dầu rời Nga từ tháng 3 đến tháng 8/2022 thuộc về các chủ sở hữu người Hy Lạp - so với 35% trong cùng kỳ năm 2020 và 2021. Do các lệnh trừng phạt chưa có hiệu lực nên hoạt động này không được coi bất hợp pháp, mặc dù Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã chỉ trích vai trò của Hy Lạp trong việc vận chuyển dầu của Nga.

EU cũng đang tìm cách hạn chế khí đốt của Nga. Nhưng giá khí đốt tăng cao đang có tác động mạnh đến giá điện, khiến lạm phát leo thang và gây ra bất ổn chính trị ngày càng tăng trên khắp châu lục.

Công Thuận

Báo Tin tức

Các tin tức khác

>   Sở Công Thương TP.HCM: Chỉ 2 trên 550 cây xăng ngưng bán hàng (16/09/2022)

>   Dầu giảm hơn 3% do lo ngại về nhu cầu, đồng USD mạnh (16/09/2022)

>   Bộ Công Thương 4 lần đề nghị Bộ Tài chính sửa chiết khấu xăng dầu (15/09/2022)

>   Cơ quan Năng lượng Quốc tế hạ dự báo về nhu cầu dầu mỏ thế giới (15/09/2022)

>   Dầu phục hồi, tăng 2% trước lo ngại về nguồn cung (15/09/2022)

>   Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế MFN 10% các mặt hàng chế phẩm xăng (14/09/2022)

>   Mối đe dọa lớn nhất với thị trường dầu mỏ toàn cầu (14/09/2022)

>   Khủng hoảng khí đốt leo thang, nhiều nước châu Á tích trữ dầu 'bẩn' (14/09/2022)

>   Dầu quay đầu giảm sau báo cáo lạm phát của Mỹ (14/09/2022)

>   Giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng, sao cứ chần chừ? (13/09/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật