Thứ Năm, 08/09/2022 09:05

Đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung tài sản ảo, tiền ảo vào dự án Luật phòng chống rửa tiền

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật phòng chống rửa tiền sửa đổi, Đại biểu Dương Văn Phước – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam nêu rõ, hiện nay Nhà nước chưa công nhận tiền ảo, tuy nhiên Việt Nam là một trong những thị trường chơi tiền ảo rất lớn, là một trong mười nước tham gia đông. Đây là lĩnh vực có nguy cơ rửa tiền rất lớn với lợi thế dễ dàng trao đổi trên phạm vi toàn cầu đã trở thành kênh hữu hiệu để tội phạm lợi dụng rửa tiền.

Đại biểu Dương Văn Phước – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật, đại biểu Dương Văn Phước cho biết, tại điểm 1 khoản 1 Điều 4 đối với các hoạt động của tổ chức tài chính áp dụng luật này chỉ đề cập đến loại hình kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, do đó, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo rà soát và làm rõ các loại hình khác có thể lợi dụng để rửa tiền ngoài loại hình bảo hiểm nhân thọ.

Về vấn đề dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực ngân hàng, đại biểu cho rằng quy định tại Điều 28 dự thảo Luật là rất khó khăn, mơ hồ. Theo đại biểu, đây là loại hình tội phạm không mới nhưng để hình thành các khái niệm đầy đủ về loại tội phạm này còn nhiều hạn chế. Do vậy, nhiều trường hợp khi xảy ra hậu quả nghiêm trọng thì các cơ quan chức năng mới nắm bắt, xử lý, chưa kịp thời phát hiện khi loại tội phạm này mới hình thành. Điều đó cũng cho thấy việc xác định nguồn gốc tài sản là rất khó khăn. Do đó, dự thảo luật lần này cần phải quy định cụ thể hơn để đảm bảo tính khả thi và tránh hình thức.

Đối với vấn đề lợi dụng tiền ảo để rửa tiền tài trợ khủng bố, đại biểu nêu rõ, hiện nay Nhà nước chưa công nhận tiền ảo, tuy nhiên, hiện nay Việt Nam là một trong những thị trường chơi tiền ảo rất lớn, là một trong mười nước tham gia đông. Đây là lĩnh vực có nguy cơ rửa tiền rất lớn với lợi thế dễ dàng trao đổi trên phạm vi toàn cầu đã trở thành kênh hữu hiệu để tội phạm lợi dụng rửa tiền.

Đại biểu nêu rõ, thời gian gần đây liên tiếp có những đường dây đánh bạc, rửa tiền quy mô lớn đều sử dụng tiền ảo. Tuy nhiên, các hoạt động này vẫn đang nằm ngoài sự điều chỉnh của pháp luật, chưa chịu sự quản lý của cơ quan chức năng, tiền ảo và tài sản ảo vẫn lọt lưới do các quy định của pháp luật phòng, chống rửa tiền chưa quy định về vấn đề này. Do đó, việc bổ sung đối tượng tài sản ảo, tiền ảo vào dự thảo Luật là hết sức cần thiết, không chỉ đáp ứng các khuyến nghị của các tổ chức quốc tế về phòng, chống rửa tiền trên thế giới mà còn nhằm đảm bảo an ninh tài chính trong nước, không để công nghệ tài chính bị lợi dụng để rửa tiền tham nhũng, khủng bố.

Cần xác định rõ tài sản do nguồn gốc phạm tội có

Đóng góp ý kiến về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Minh Đức (đoàn TPHCM) khẳng định, khi tham gia vào Công ước phòng, chống tội phạm có tổ chức tham gia các định chế về phòng, chống rửa tiền quốc tế, dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) đã khắc phục được rất nhiều lỗ hổng, các quy định của luật hiện hành.

Trên cơ sở thể chế hóa các quan điểm mà Việt Nam tham gia Công ước này, dự án Luật cơ bản đã có quy định rất chặt chẽ để giúp kiểm soát được dòng tiền ra vào để giải quyết được vấn đề về nghi ngờ về rửa tiền. Tuy nhiên, theo đại biểu Nguyễn Minh Đức, tại Khoản 2, Điều 3 về giải thích từ ngữ rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có.

Để khẳng định tội phạm nguồn, tức là nguồn gốc của tài sản phạm tội mà có thì dựa theo quy định của Bộ luật Hình sự cũng như quy định của để hướng dẫn Hội đồng thẩm phán Tòa án tối cao về Điều 324 tội rửa tiền có hai trường hợp trong thực tế. Thứ nhất, đó là khi xét xử tội phạm nguồn bao giờ có hai loại bản án. Thứ hai là bản án hoặc là quyết định của Tòa án mà chưa có hiệu lực. Vậy xác định hành vi phạm tội, tức là tài sản do nguồn gốc phạm tội mà có thì chúng ta phải xác định cụ thể như thế nào trong Luật Phòng, chống rửa tiền? Nếu không có mà đợi đến khi có bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực thì toàn bộ các hoạt động giao dịch đáng ngờ hoặc là có nghi ngờ về rửa tiền rất khó có thể áp dụng biện pháp phòng, chống. Đây là vấn đề phải bổ sung, xem xét ở trong dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi).

Chưa có quy định cụ thể về cơ quan quản lý cấp phép chính tài sản ảo

Chia sẻ các vấn đề mà ĐBQH quan tâm, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết trên cơ sở ý kiến đại biểu Quốc hội tại hội nghị, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổng hợp đầy đủ và nghiên cứu tiếp thu, rà soát để tiếp tục hoàn thiện dự án Luật.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng trao đổi làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nêu rõ, cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật theo hướng quy định rõ định nghĩa về tài sản bảo đảm phù hợp, thống nhất với Bộ luật Dân sự và các luật liên quan. Về đối tượng báo cáo, các đại biểu Quốc hội cũng nêu một số những đối tượng báo cáo trong đó đề cập đến tài sản ảo.

Trước đó, Ngân hàng Nhà nước cùng các bộ, ngành cũng đã có đề xuất thể hiện trong dự thảo ban đầu quy định đối tượng báo cáo về kinh doanh tài sản ảo. Tuy nhiên qua rà soát các quy định của pháp luật cho thấy, hệ thống pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về cơ quan quản lý cấp phép chính tài sản ảo. Vì vậy, trong quá trình soạn thảo, các cơ quan kiến nghị Chính phủ để trình Quốc hội phương án giao cho Chính phủ quy định hướng dẫn chi tiết. Luật Phòng chống rửa tiền chỉ quy định về biện pháp phòng, chống…còn liên quan đến luật nguồn, tài sản nguồn sẽ được quy định ở các luật khác và trước mắt là giao Chính phủ hướng dẫn cụ thể.

Về các dấu hiệu đáng ngờ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chia sẻ, trong quá trình dự thảo, Ngân hàng Nhà nước đã có tiếp thu, chỉnh sửa và tiếp tục hoàn thiện bổ sung. Về chức năng, nhiệm vụ của các bộ, ngành, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, dự thảo Luật Phòng chống rửa tiền giao Ngân hàng Nhà nước là đầu mối trong phòng chống rửa tiền nhưng thực tế các giao dịch phát sinh rất nhiều. Trong đó, có nhiều giao dịch và trực thuộc các bộ, ngành quản lý. Do đó, dự thảo Luật đã đưa ra quy định liên quan đến trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan. Đồng thời, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội chuyên trách, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục làm rõ trách nhiệm của cơ quan đầu mối là Ngân hàng Nhà nước, rà soát bổ sung một số trách nhiệm của các cơ quan liên quan.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   TPBank dẫn đầu về hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, theo ADB (08/09/2022)

>   NHNN yêu cầu không ''đẻ'' thêm giấy phép con để hạn chế đối tượng được hỗ trợ lãi suất 2% (08/09/2022)

>   Ngân hàng Nhà nước bơm ra gần 60.000 tỷ đồng từ đầu tuần (07/09/2022)

>   NHNN ngừng niêm yết tỷ giá mua, tăng mạnh tỷ giá bán USD (07/09/2022)

>   Đổi thẻ từ sang thẻ chip: tiện lợi, bảo mật cao (22/07/2022)

>   NHNN đã điều chỉnh room tín dụng tại một số ngân hàng (07/09/2022)

>   Phân hóa cơ cấu thu nhập ngân hàng nửa đầu năm 2022 (07/09/2022)

>   Sacombank đạt 2 giải thưởng quốc tế từ International Business Magazine  (07/09/2022)

>   Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Sẽ phân bổ hạn mức tín dụng trong 1-2 ngày tới (06/09/2022)

>   NHNN yêu cầu đẩy mạnh xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 (06/09/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật