Các ngân hàng tại Việt Nam có đang đầu tư ngân hàng số theo phong trào?
Chia sẻ tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Ngành Ngân hàng tiên phong chuyển đổi số: Để toàn dân tham gia, toàn dân hưởng lợi", Ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Thanh toán NHNN đã phản đối những ý kiến cho rằng các Ngân hàng tại Việt Nam đang đầu tư ngân hàng số theo phong trào.
Việt Nam là một trong những nước ứng dụng ngân hàng số hàng đầu
Theo Ông Lê Anh Dũng, thực hiện chuyển đổi số, bản thân các ngân hàng đã xác định phải ứng dụng công nghệ và làm sao phải số hoá để trở thành một ngân hàng số đúng nghĩa, làm sao để người dân là chủ nhân đích thực của công cuộc chuyển đổi số ngành ngân hàng.
Ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Thanh toán NHNN: các ngân hàng Việt Nam đã tích cực, chủ động trong việc nắm vững công nghệ 4.0 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
|
Theo khảo sát của chúng tôi, 95% đã xây dựng chiến lược chuyển đổi số và các ngân hàng Việt Nam đã tích cực, chủ động trong việc nắm vững công nghệ 4.0, chẳng hạn như là điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn… để số hoá, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ trên hệ thống số.
Trên nghĩa tích cực của chuyển đổi số, ngành ngân hàng bước đầu đã đầu tư 15,000 tỷ đồng cho hoạt động này và đã thu được những thành quả rất tích cực. Việt Nam là một trong những nước ứng dụng ngân hàng số hàng đầu khi tỉ lệ tăng trưởng 40% chỉ trong thời gian ngắn. Đại dịch đã giúp ngắn chuyển đổi số ngành ngân hàng, cả ngân hàng và người dân đều được hưởng lợi vì điều này.
Nói về các mục tiêu cụ thể, ngành ngân hàng phấn đấu đến năm 2025 có 50% nghiệp vụ ngân hàng được số hóa; 70% giao dịch khách hàng thực hiện trên kênh số…Ông Lê Anh Dũng muốn nhấn mạnh về những trụ cột. Đầu tiên là chuyển đổi số về hình thức, nguồn lực, tập trung đầu tư cho phát triển các hạ tầng có tính vận hành, hệ thống thanh toán điện tử… Chúng tôi cũng đặc biệt coi trọng ứng dụng công nghệ số trong thiết kế sản phẩm, dịch vụ khu vực phục vụ khách hàng. Chúng tôi cũng xác định trong kỷ nguyên số thì số hoá dữ liệu rất quan trọng. Ngành ngân hàng không chỉ cung cấp dịch vụ của chính ngân hàng mà còn ngoài ngân hàng thông qua việc tạo lập hệ sinh thái số để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ an toàn cho người dân trên các thiết bị điện tử.
Chúng tôi cũng đẩy mạnh phối hợp với Bộ Công an trong việc kết nối nền tảng dữ liệu đang có như cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để phục vụ cho việc định danh, xác thực điện tử chính xác và cung cấp những dịch vụ an toàn, tiện lợi, nhanh chóng, uy tín, hợp lý.
Cuối cùng, không thể thiếu được là trong kỷ nguyên số thì rủi ro là rất lớn và thường trực. Bởi vậy, chúng tôi cũng xác định các ngân hàng và NHNN phải an toàn trong dịch vụ. Chúng ta cũng đã chứng kiến những vụ gian lận, tấn công vào người dùng… Chính vì vậy người dùng cũng phải được cung cấp thông tin, kiến thức, được giáo dục kỹ năng an toàn tài chính để tận dụng tốt nhất các sản phẩm số của ngân hàng.
Những khó khăn và thách thức cho các ngân hàng thương mại trong chuyển đổi số
Chia sẻ về những khó khăn và thách thức cho các ngân hàng thương mại trong quá trình chuyển đổi số, Theo ông Nguyễn Quốc Hùng thì trước hết muốn nhận định những khó khăn thì phải nói đến những cố gắng và những hành lang pháp lý mà hiện nay ngành ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng đang triển khai trong bối cảnh đang hoàn thiện và sửa đổi bổ sung Luật Giao dịch điện tử.
Luật Giao dịch điện tử có từ năm 2005, cách đây 17 năm và chuyển đổi số mạnh nhất là triển khai trong giai đoạn COVID-19 2019-2020, nhưng các tổ chức tín dụng phải chuẩn bị trước đó vài năm. Như vậy ngân hàng phải đi trước một bước. Nhưng để các ngân hàng đi trước một bước thì không phải các ngân hàng tự làm được trên cơ sở Luật Giao dịch điện tử mà phải nói là Ngân hành Nhà nước đã chủ động, đã nhìn nhận thấy xu hướng thế giới, cũng như trong thời gian tới ngành ngân hàng bắt buộc phải chuyển đổi số. Vì vậy đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định 35 và nhờ đó mới triển khai được. Còn nếu dự thảo Luật Giao dịch điện tử không thì không thể triển khai được và những hoạt động giao dịch tiện ích như vừa rồi nếu không có Nghị định 35 thì cũng không thể làm được.
Gần như trên 90% các dịch vụ thanh toán liên quan tiền gửi đều có thể triển khai chuyển đổi số. Còn lại vướng mỗi cho vay và các dịch vụ khác liên quan đến các bộ ngành thì chưa thể triển khai được. Kể cả Thông tư 39 giờ cũng không thể sửa đổi được nếu Luật Giao dịch điện tử chưa được sửa đổi bổ sung. Không thể sửa đổi ngay được. Từ đó mới thấy được khó khăn của ngành ngân hàng, các ngân hàng thương mại trong việc triển khai chuyển đổi số.
Có được kết quả hôm nay tôi thấy rất mừng, chúc mừng ngành, các ngân hàng thương mại đã chuyển đổi thành công và thành công lớn nhất là đảm bảo an toàn trong thanh toán.
Vướng mắc ở đây, như tôi đã trao đổi cùng Tổ dự thảo về Luật sửa đổi bổ sung Luật Giao dịch điện tử, bên Bộ Thông tin và Truyền thông cũng nói là ngành ngân hàng dũng cảm. Những người dự thảo tham mưu Luật để trình Chính phủ trình Quốc hội cũng đã trao đổi với tôi rằng phải công nhận ngành ngân hàng dũng cảm bởi trong bối cảnh Luật như thế mà đạt được những bước đi trước như vậy, chỉ căn cứ vào Nghị định 35 thôi. Tôi nói rằng Ngân hàng Nhà nước ban hành các cơ chế, các thông tư thì yêu cầu các tổ chức tín dụng triển khai các quy định của pháp luật; có nghĩa là căn cứ vào luật, căn cứ các điểm của Nghị định nhưng chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Các tổ chức tín dụng không chịu trách nhiệm thì sao dám làm được việc ấy.
Tôi nghĩ trong chương trình chuyển đổi số giai đoạn hiện nay, ngành ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại gặp rất nhiều khó khăn về hành lang pháp lý nhưng cũng biết vượt qua khó khăn để đáp ứng được yêu cầu vừa đưa vào thực tế ứng dụng được, vừa triển khai theo đúng quy định của pháp luật. Cho nên kết quả thành công như vừa rồi thì các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các doanh nghiệp phải trên cơ sở pháp luật quy định nhưng cũng phải mạnh dạn đưa ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động của mình một cách hiệu quả nhất, an toàn nhất. Rất mong các cấp các, ngành và người dân hiểu và chia sẻ cho ngành ngân hàng nói chung cũng như các tổ chức tín dụng trong quá trình chuyển đổi số vì thời gian vừa qua cũng xảy ra những chuyện như trục lợi, lừa đảo thông qua tin nhắn, hoặc mất tiền trong tài khoản. Lỗi đó không phải là ngành ngân hàng, ngành ngân hàng đang phải chịu ảnh hưởng. Thời gian tới, chúng tôi sẽ phối hợp, kiến nghị với các bộ, ngành liên quan để có giải pháp phù hợp đảm bảo người dân sử dụng các dịch vụ thanh toán thông qua chuyển đổi số một cách an toàn hiệu quả, yên tâm.
Nhật Quang
FILI
|