Thứ Ba, 30/08/2022 06:53

Vốn hóa của các đại gia công nghệ Trung Quốc bay hơi 700 tỷ USD

Các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt khiến các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc trải qua quý tăng trưởng thấp nhất trong lịch sử.

Theo CNBC, trong quý II, công ty thương mại điện tử Alibaba lần đầu ghi nhận doanh thu đi ngang so với cùng kỳ năm 2021. Trong khi đó, doanh thu của gã khổng lồ trò chơi và truyền thông xã hội Tencent sụt giảm kỷ lục.

JD.com - công ty thương mại điện tử lớn thứ 2 Trung Quốc - công bố mức tăng trưởng doanh thu chậm nhất trong lịch sử. Hãng xe điện Xpeng cũng lỗ nặng hơn dự báo.

Tổng giá trị vốn hóa thị trường của các công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc đã bốc hơi hơn 700 tỷ USD.

Trong quý II, các đợt bùng dịch mới khiến Trung Quốc chao đảo. Những thành phố lớn như Thượng Hải bị phong tỏa trong nhiều tuần.

Nền kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng 0,4% trong quý II. Triển vọng kinh tế u ám tác động nghiêm trọng tới sức mua của người tiêu dùng và chi tiêu cho quảng cáo, điện toán đám mây của doanh nghiệp.

"Trong tháng 4 và tháng 5, doanh số bán lẻ lao dốc so với cùng kỳ năm ngoái vì dịch bệnh tái bùng phát ở Thượng Hải và các thành phố lớn khác", ông Daniel Zhang - Giám đốc điều hành của Alibaba - chia sẻ. Đến tháng 6, doanh số đã phục hồi nhưng vẫn còn chậm chạp.

Công ty công nghệ ảnh 1

Trong quý II, Alibaba lần đầu ghi nhận doanh thu đi ngang so với cùng kỳ năm 2021. Ảnh: Reuters.

Tencent - một trong những công ty game lớn nhất thế giới - cũng không miễn nhiễm với tác động của dịch bệnh.

Doanh thu từ dịch vụ fintech (tài chính công nghệ) của tập đoàn giảm tốc tăng trưởng so với các quý trước. Nguyên nhân là người tiêu dùng ít ra ngoài và sử dụng dịch vụ thanh toán WeChat Pay.

Doanh thu quảng cáo trực tuyến của Tencent cũng lao dốc khi các doanh nghiệp cắt giảm chi tiêu cho quảng cáo.

Các đợt phong tỏa cũng khiến chi phí hoạt động và hậu cần của JD.com tăng cao. Trong khi đó, hãng xe điện Xpeng ước tính sản lượng trong quý III đạt 29.000-31.000 xe, thấp hơn dự báo của thị trường.

Môi trường kinh tế vĩ mô của Trung Quốc đang xấu đi. Trong khi đó, lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc còn chịu thêm sức ép từ môi trường pháp lý chặt chẽ hơn. Trong 2 năm qua, giới chức Bắc Kinh đã tăng cường kiểm soát trong các lĩnh vực từ chơi game đến bảo mật dữ liệu.

Tú Anh

Zing.vn

Các tin tức khác

>   Kinh tế toàn cầu đối mặt thách thức lớn nhất trong nhiều thập niên (29/08/2022)

>   Công ty con kiện công ty mẹ (29/08/2022)

>   Thông điệp từ Jackson Hole: Tiếp tục nâng lãi suất cho dù kinh tế suy yếu (28/08/2022)

>   Hai ngân hàng Trung Quốc mở thủ tục phá sản (28/08/2022)

>   Đằng sau sự phát triển thần tốc của các sòng bạc Đông Nam Á (27/08/2022)

>   Vì sao thị trường nhà ở Trung Quốc đang sụp đổ (27/08/2022)

>   Hàng tỷ USD hàng hóa Nga vẫn xuất vào Mỹ (27/08/2022)

>   Chủ tịch Fed cứng rắn với lạm phát, quyết không để rơi vào tình cảnh như Paul Volcker (26/08/2022)

>   Giới đầu tư chờ đợi thông điệp của Fed tại Jackson Hole (26/08/2022)

>   Kinh tế Anh: Ly nước nửa đầy hay nửa vơi… (26/08/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật