Dịch vụ
Vị trí tâm điểm giao thương, Hậu Giang đang đẩy mạnh khai thác những tiềm năng vốn có
Ngoài việc được đánh giá là địa phương hưởng lợi nhiều từ kế hoạch phát triển Tây Nam Bộ, Hậu Giang cũng sở hữu nhiều tiềm năng, đặc biệt là vị trí địa lý thuận tiện, tạo bước đệm bứt phá mạnh mẽ kinh tế địa phương trước thềm 2025.
Đặc điểm vị trí và hạ tầng
Hậu Giang nằm ở vị trí trung tâm của ĐBSCL và là cửa ngõ kết nối giữa các tỉnh phía Nam Sông Hậu bao gồm Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng với phần còn lại. Các đơn vị hành chính của tỉnh có chỉ số tối ưu trong vùng Tây Nam Bộ về khoảng cách tới thị trường và vùng sản xuất nên nơi đây có điều kiện thuận lợi để xây dựng nhà máy sản xuất chế biến nông sản, thực phẩm, trung tâm logistics từ vùng nguyên liệu miền Tây. Ngoài ra, đây cũng là địa phương có diện tích trồng cây ăn quả lớn thứ 3 của vùng với hơn 41,000 ha.
Hậu Giang mạnh về khả năng kết nối giao thông đường bộ với vùng Đông Nam Bộ và các tỉnh lân cận với các tuyến quốc lộ có chất lượng tương đối tốt như QL1A, QL61, QL61B, QL61C, QL91C, Quản Lộ-Phụng Hiệp. Tuy nhiên hệ thống giao thông nội tỉnh lại là một nút thắt cho phát triển kinh tế nơi đây vì chỉ được đầu tư theo tiêu chuẩn cấp V, nên chưa đáp ứng được yêu cầu lưu thông các loại xe tải cỡ lớn, xe container, xe khách 45 chỗ.
Hậu Giang sở hữu vị trí chiến lược trong hệ thống logistics ĐBSCL. Ảnh: Như Ý.
|
Giao thông đường thủy hiện vẫn đóng vai trò quan trọng trong vận tải hàng hóa của tỉnh. Hậu Giang có thể tiếp cận tuyến đường vận tải thủy qua sông Hậu thông qua các cảng sông Cái Cui và cảng Vinalines Hậu Giang. Tuyến đường thủy qua sông Hậu cho phép vận chuyển tàu có tải trọng đến 20,000 tấn, hiện đã phục vụ được các tàu ra vào trọng tải khoảng 15,000 tấn. Tuy nhiên về xu thế phát triển, giao thông thủy cần phải được bổ sung và thay thế dần bằng vận chuyển đường bộ để đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa giá trị cao.
Định hướng phát triển trước thềm 2025
Hậu Giang thuộc hành lang dọc sông Hậu, theo đó tỉnh này được xác định và sẽ ưu tiên đầu tư trong trung hạn để hình thành không gian văn hóa, đa dạng sinh học, không gian cảnh quan sông nước có tính nhận diện, đặc trưng của vùng. Trong dài hạn Hậu Giang sẽ trở thành vùng đô thị chiến lược đối trọng TP.HCM, với tiềm năng lớn và kết nối giao thương quốc tế về đường thủy nội địa, hàng hải.
Hạ tầng giao thông của ĐBSCL sẽ phát triển đột phá trong giai đoạn 2020 - 2030 với các tuyến đường bộ cao tốc kết nối vùng và liên vùng theo các trục Bắc Nam và Đông Tây. Hậu Giang là một trong những địa phương hưởng lợi lớn nhất khi nằm ở giao điểm và kết nối với 3 tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau và Châu Đốc - Sóc Trăng, Hà Tiên – Bạc Liêu. Hạ tầng giao thông nội tỉnh cũng cần được chú trọng đầu tư để gỡ nút thắt về giao thông, ảnh hưởng phát triển kinh tế.
Hậu Giang có 3 trong tổng 8 tuyến cao tốc quan trọng đi qua 13 tỉnh Tây Nam Bộ. Đồ họa: Quốc Tùng.
|
Thêm vào đó, khi Cần Thơ trở thành thành phố sinh thái, văn minh, hiện đại, là đô thị hạt nhân vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ lan tỏa sự tăng trưởng cho các tỉnh lân cận, mang đến cơ hội cho Hậu Giang.
Hiện tỉnh có 02 khu công nghiệp và 08 cụm công nghiệp theo kế hoạch phân bổ đất đai (tại QĐ 326 TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 09/03/2022). Đến năm 2025, quỹ đất dành cho khu công nghiệp của Hậu Giang là 1,276 ha, đến năm 2030 là 2,233 ha.
Dự kiến đến năm 2025, tỷ lệ đô thị hóa của toàn địa phương tăng từ 29% lên tối thiểu 32%. Để hoàn thành mục tiêu này, tỉnh thực hiện thu hút các doanh nghiệp lớn về phát triển đô thị, nhà ở, đồng thời hoàn chỉnh hạ tầng, tăng quy mô dân số các đô thị trọng điểm.
TP. Vị Thanh – đi trước đón đầu sóng tăng trưởng tại Hậu Giang
Được mệnh danh thành phố Tây sông Hậu, đồng thời là thành phố trẻ bên dòng Xà No, Vị Thanh trở thành trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Hậu Giang từ năm 2004, đóng vai trò đầu mối quan trọng trong mối quan hệ liên vùng giữa TP. Cần Thơ – tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu và Sóc Trăng. Đô thị Vị Thanh là điểm gắn kết trung chuyển giữa vùng Tây sông Hậu và bán đảo Cà Mau qua hệ thống giao thông thuỷ, bộ mang tính quốc gia như Quốc lộ 61, 61C, giao thông đường thủy TP. HCM - Cà Mau, TP. HCM - Kiên Giang.
TP. Vị Thanh hướng đến mục tiêu đô thị hiện đại, xanh, bền vững. Ảnh: Duy Quang
|
Với vị trí và tiềm năng thế mạnh của mình, tương lai Vị Thanh sẽ trở thành đô thị năng động, phát triển, có tốc độ đô thị hóa cao, là động lực cho tỉnh Hậu Giang phát triển.
Đây cũng là thành phố đầu tiên trong 3 đô thị được chọn là “chân kiềng” phát triển đô thị của Hậu Giang, triển khai xây dựng, hoàn thiện hạ tầng giao thông nội tỉnh với tổng kinh phí phê duyệt xấp xỉ 830 tỷ đồng. Theo định hướng chung của tỉnh, Vị Thanh cũng ưu tiên phát triển đô thị xanh, bền vững, phục vụ phát triển du lịch sinh thái, khai thác triệt để các nét đặc trưng vùng sông nước.
Ông Dương Thành An, thành viên hiệp hội BĐS Việt Nam cho hay, “đối với các tỉnh miền Tây, quỹ đất sạch còn khá nhiều và xét trên tính phù hợp với lối sống ở đây thì các sản phẩm đất nền vẫn luôn chiếm nhiều sự quan tâm của người mua hơn hẳn”.
Công viên kỳ quan ánh sáng đầu tiên thuộc dự án The Venice City, Vị Thanh nhận được sự yêu mến và quan tâm của hàng ngàn người dân ĐBSCL.
|
Mới đây, dự án khu đô thị The Venice City lấy cảm hứng phong cách Ý mới ra mắt tại Vị Thanh với 1,377 sản phẩm đa dạng như nền shophouse, nền shopvillas, nền biệt thự cùng với hơn 25 tiện ích đẳng cấp phục vụ cư dân đã trở thành tâm điểm thị trường. Dự án có 3 mặt giáp sông kênh, 2 mặt giáp tuyến đường giao thương quan trọng của vùng, tạo nên vị thế vừa tách biệt, vừa kết nối, phong thủy vượng cho toàn dự án. Đầu tháng 8, dự án này đã khai trương tiện ích công viên kỳ quan ánh sáng 1ha và chuỗi TNT coffee, 2 trong số những tiện ích nổi bật của dự án. Trong đó, công viên kỳ quan ánh sáng tại The Venice City được kỳ vọng sẽ là điểm đến du lịch lý tưởng của du khách trong và ngoài nước khi đến với Hậu Giang.
Dự kiến khi đi vào hoạt động, The Venice City sẽ trở thành biểu tượng của TP. Vị Thanh, không chỉ là nơi an cư của hơn hàng ngàn cư dân mà còn là nơi lưu trú, tham quan, giải trí hàng đầu tại ĐBSCL. Được biết, đây cũng là dự án duy nhất có đặc khu hành chính – dịch vụ công nằm trong dự án.
Nam Nam
FILI
|