Thứ Năm, 25/08/2022 14:36

Những tác động thổi bay tiền điện tử thời gian tới

Sau khi bị phá vỡ đà tăng vào ngày 17-8, tổng vốn hóa thị trường tiền điện tử đã nhanh chóng giảm xuống còn 1.000 tỉ đô la Mỹ. Các thị trường khác cũng đầy biến động, trong đó giá dầu thế giới (WTI) giảm 31,6% vào ngày 22-8 so với mức đỉnh 122 đô la/thùng ngày 8-6.

Theo chiến lược gia cổ phiếu Mỹ David Kostin của Goldman Sachs, phần thưởng cho S&P500 đang có xu hướng giảm sau đợt tăng 17% kể từ giữa tháng 6 khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) phải thắt chặt nền kinh tế mạnh mẽ hơn, tác động tiêu cực đến việc định giá. Ngoài ra, các đợt đóng cửa kéo dài được cho là nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 ở Trung Quốc, cũng như các vấn đề về nợ tài sản đã khiến Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) phải cắt giảm lãi suất.

Giới phân tích nhận định, thái độ chấp nhận rủi ro do lạm phát gia tăng đã làm giảm sự kỳ vọng của các nhà đầu tư đối với cổ phiếu tăng trưởng, hàng hóa và tiền điện tử, dẫn đến các nhà giao dịch có thể tìm kiếm nơi trú ẩn bằng đô la Mỹ.

Đối với Bitcoin (BTC), đồng tiền điện tử lớn nhất giao dịch quanh ngưỡng 21.520 đô la/BTC tính đến 11h ngày 25-8 sau khi xoá sạch lợi nhuận của một tháng tăng trưởng đầy hy vọng. Vốn hóa thị trường hiện đang đạt 1,036 tỉ đô la Mỹ, trong đó BTC chiếm 39,74%, ETH chiếm 19,72% toàn thị trường…

Trang Coinnounce phân tích, có 80 altcoin hàng đầu đã tăng – giảm nhiều nhất trong 7 ngày qua, khi tổng vốn hóa tiền điện tử giảm 12,6% xuống 1.004 tỉ đô la. Còn Bitcoin giảm 12% và một số altcoin vốn hóa trung bình đã giảm 23% trở lên trong khoảng thời gian này. Theo các chỉ số giao dịch và chứng khoán phái sinh, các nhà đầu tư có sự lo lắng nhất định về sự điều chỉnh của thị trường toàn cầu. Tâm lý e ngại thể hiện rõ qua việc đồng stablecoin Tether (USDT) giảm nhẹ.

Các chỉ báo thị trường từ trung tính đến giảm này cũng đáng lo ngại, vì tổng vốn hóa tiền điện tử hiện đang kiểm tra mức hỗ trợ quan trọng 1.000 tỉ đô la. Giới phân tích cho rằng, nếu FED tiếp tục thắt chặt nền kinh tế một cách cứng rắn trong tháng 9 tới để ngăn chặn lạm phát, thì khả năng thị trường tiền điện tử sẽ kiểm tra lại mức thấp hàng năm ở mức 800 tỉ đô la là rất cao.

Bên cạnh đó, một số sàn giao dịch đã không sử dụng đúng các kỹ thuật tiêu chuẩn để giữ an toàn cho tài khoản của người dùng, khóa không cho người dùng được phép truy cập vào tài khoản của họ một cách bất hợp lý dẫn đến không giải quyết kịp thời các kiến nghị của khách hàng hoặc không đảm bảo bảo vệ tài sản của khách hàng. Yếu tố rủi ro này khiến lượng tiền đổ vào tiền điện tử có xu hướng chững lại.

Với những bất ổn trên thị trường dễ bị tổn thương như thế, vấn đề về quản lý đang đòi hỏi một khung khổ quy định pháp luật cụ thể, an toàn cho nhà đầu tư. Đối phó với vấn đề này, Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư của Úc (ASIC) đã thông báo rằng, họ sẽ tập trung hoàn toàn vào không gian tài sản kỹ thuật số trong vài năm tới.

ASIC dự định loại bỏ những hành vi xấu, gian lận tiền điện tử trên thị trường và tạo điều kiện cho một môi trường đầu tư an toàn, có thể thay đổi nền kinh tế theo hướng tốt đẹp. Cơ quan quản lý cũng lưu ý, những công nghệ mới đang dần thay đổi cách mọi người nhìn nhận về hệ thống tài chính, giúp thiết lập khuôn khổ cảnh báo người dùng về những rủi ro khi tham gia vào lĩnh vực tiền điện tử.

Đông Hải

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Thị trường tiền ảo tuần qua: Bitcoin giảm 14%  (20/08/2022)

>   Bitcoin sập giá, hơn nửa tỷ USD bốc hơi (20/08/2022)

>   Ethereum bật tăng 100% từ đáy tháng 6, áp đảo Bitcoin (19/08/2022)

>   Thị trường tiền ảo tuần qua: Phấn khích vì thông tin tốt lành về lạm phát, Bitcoin tiến gần 25,000 USD (13/08/2022)

>   Bitcoin lấy lại mốc 24,000 USD sau thông tin lạm phát (11/08/2022)

>   Chuyên gia quốc tế: 'Nhiều đồng tiền mã hóa sẽ bị xóa sổ' (09/08/2022)

>   Cha đẻ Bitcoin vẫn chưa lộ danh tính (08/08/2022)

>   Thị trường tiền ảo tuần qua: Rung lắc trong vùng biển động (06/08/2022)

>   Thị trường tiền ảo tuần qua: Bitcoin lên sát ngưỡng 24,000 USD sau động thái của Fed (30/07/2022)

>   Bitcoin giảm về 21,000 USD trước thềm cuộc họp Fed (26/07/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật