Thứ Năm, 11/08/2022 13:15

NHNN chia sẻ khó khăn với DN nhưng sự ổn định kinh tế vĩ mô và tiền tệ là điều quan trọng nhất

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc giữa Thủ tướng với các doanh nghiệp, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết ngành ngân hàng rất chia sẻ với những khó khăn của doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp gặp phải khó khăn trong thời gian vừa qua bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng: Lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp, NHNN cảm nhận áp lực từ nhiều phía - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

NHNN đồng tình với báo cáo của Bộ KH&ĐT đồng thời nhận thức rằng đây là Hội nghị quan trọng, đúng tinh thần chủ trương của Thủ tướng Chính phủ luôn chỉ đạo: Lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm.

Toàn ngành ngân hàng đã thực sự chia sẻ với doanh nghiệp và người dân, thể hiện qua các giải pháp chính sách trong suốt giai đoạn 2020-2021 và thể hiện bằng những con số rất cụ thể. Ví dụ, toàn ngành đã có chính sách miễn, giảm lãi suất, phí cho doanh nghiệp và người dân. Nguồn này chính là nguồn lực tài chính của hệ thống ngân hàng. Tính toán của các đơn vị chức năng cho đến nay là tổng khoảng 50,000 tỷ đồng. Trong lúc doanh nghiệp khó khăn, NHNN đã ban hành các chính sách cho phép các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vốn vay, giữ nguyên nợ. Bằng cách này có thể giúp doanh nghiệp vay vốn của hệ thống ngân hàng khi gặp khó khăn và chưa trả nợ được.

Lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp, NHNN cảm nhận áp lực từ nhiều phía. Ví dụ đối với lãi suất, doanh nghiệp muốn giảm, nhưng người gửi tiền trong bối cảnh lạm phát tăng cao cũng cần có mức lãi suất phù hợp.

Trong tổng hợp báo cáo của các đơn vị gửi ngân hàng, có doanh nghiệp xuất khẩu đề nghị phá giá đồng Việt Nam. Trong khi đó, các doanh nghiệp nhập khẩu lại phản ánh nếu đồng Việt Nam phá giá thì làm cho các doanh nghiệp nhậu khẩu bị nhỡ. Trên thực tế, có thời điểm trước khi giảm giá đồng Việt Nam 9.2%, có nhiều doanh nghiệp phải phân bổ điều chỉnh tỉ giá trong nhiều năm. Về tín dụng, tháo gỡ tín dụng cho thị trường BĐS nhưng nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vẫn muốn tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Đây là áp lực lớn đối với NHNN và đặc biệt là với Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong điều hành kinh tế vĩ mô.

Từ góc độ như vậy, NHNN điều hành chính sách tiền tệ làm sao để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định được thị trường tiền tệ ngoại hối, bảo đảm an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng. Chúng ta đã trải qua giai đoạn lạm phát tăng cao, tỉ giá biến động mạnh, cuộc đua lãi suất, hệ thống tổ chức tín dụng đối mặt với khó khăn về thanh khoản chi trả cho người gửi tiền. Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa quên giai đoạn đó. Vì vậy, sự ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ ngoại hối là điều quan trọng, tạo lập sự ổn định vĩ mô để phục hồi nhanh và phát triển bền vững.

Trong 6 tháng đầu năm, mặc dù tình hình khó khăn chung nhưng dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, đặc biệt là Thủ tướng Chính phủ, hằng ngày, hằng giờ, NHNN đã cố gắng điều hành cơ bản ổn định thị trường tiền tệ ngoại hối, góp phần kiểm soát lạm phát và kinh tế vĩ mô. Trong thời gian tới vẫn phải triển khai những công việc còn tồn đọng, khó khăn trước như tái cơ cấu các ngân hàng 0 đồng…

Riêng về tín dụng, việc xác định tăng trưởng tín dụng như thế nào để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần kiềm soát lạm phát và bảo đảm an toàn hoạt động cho các ngân hàng, NHNN khẳng tín dụng phải đạt được mục tiêu như vậy. Việc cấp tín dụng do tổ chức tín dụng tự thỏa thuận với khách hàng và phải bảo đảm theo quy định của pháp luật.

Đối với tăng trưởng tín dụng, thời gian tới NHNN sẽ rà soát, điều chỉnh nốt phần tăng trưởng tín dụng của dữ liệu 14% còn lại; tiếp tục theo dõi diễn biến lạm phát để phối hợp với các bộ ngành tham mưu cho Chính phủ đạt những mục tiêu đề ra.

Đối với thị trường bất động sản, nguồn vốn của BĐS giải quyết được rất nhiều "kênh" từ FDI, thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp và tín dụng chỉ là 1 kênh. Với ý kiến của Hiệp hội BĐS về việc kiều hối cũng là nguồn đầu tư BĐS nhưng trong bối cảnh tỉ giá USD mạnh lên, lãi suất quốc tế tăng lên trong khi chúng ta yêu cầu trong nước phải ổn định lãi suất thì dòng kiều hối sẽ hạn chế vào, thậm chí còn chuyển ra. Như vậy đặt áp lực cho NHNN về điều hành tỉ giá. Câu chuyện đó là bài toán tổng thể, chính sách tiền tệ là một trong những chính sách về kinh tế vĩ mô đó.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   Sacombank được vinh danh top 50 doanh nghiệp phát triển bền vững 2022  (11/08/2022)

>   Nam A Bank  - Ngân hàng dẫn đầu về số lượng Thẻ JCB Platinum (11/08/2022)

>   Chặn tín dụng đen, gỡ khó cho du lịch (11/08/2022)

>   WB: Chất lượng tài sản của các ngân hàng vẫn là một quan ngại (10/08/2022)

>   “Bóng đen” nợ xấu ngân hàng đang hiện rõ (10/08/2022)

>   NHNN ban hành kế hoạch cơ cấu lại hệ thống các TCTD và xử lý nợ xấu (10/08/2022)

>   Bộ trưởng Tô Lâm: Xử lý nghiêm các loại tội phạm liên quan đến tín dụng đen (10/08/2022)

>   SeABank tăng vốn điều lệ lên gần 19,809 tỷ đồng (09/08/2022)

>   TPS: Lãi suất có thể tiếp tục tăng song áp lực tỷ giá sẽ hạ nhiệt (09/08/2022)

>   Những con số cho thấy VPBank là ngân hàng số hàng đầu Việt Nam (09/08/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật