Thứ Năm, 18/08/2022 08:31

Chuyên gia dự báo thị trường bất động sản có khoảng 800 ngàn tỷ đồng từ nay đến cuối năm

Chia sẻ tại “Diễn đàn bất động sản: Những vùng đất tiềm năng" TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cho rằng nếu như từ nay đến cuối năm thuận lợi thì tổng lượng vốn tung ra cho thị trường bất động sản sẽ rơi vào khoảng 800.000 tỷ đồng.

Hiện, thị trường bất động sản rơi vào cảnh trầm lắng, nguồn vốn tín dụng và trái phiếu doanh nghiệp bị kiểm soát chặt, thị trường dự báo tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức trong thời gian tới.

Ông Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cho rằng, thị trường bất động sản đang bị điều chỉnh giảm và đây cũng là thời điểm vàng để chấn chỉnh thị trường. Bởi trong hai năm vừa qua có hiện tượng, nhà nhà người người đầu tư đất đai, điều này rất nguy hiểm cho nền kinh tế.

Theo chuyên gia, thời gian vừa qua, có ít nhất 4 dòng vốn vào bất động sản. Thứ nhất, số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến 30/6/2022, tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản đạt trên 2,36 triệu tỷ đồng, tăng 14,07% so với cuối năm ngoái, cao hơn mức tăng tín dụng 9,35% chung toàn hệ thống. Trong đó, dư nợ tín dụng bất động sản hiện chiếm 20,74% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống (cùng kỳ năm 2021 tăng 8,2%, chiếm 19,9%). Còn lại là tín dụng cho vay mua nhà ở.

Thứ hai là vốn tư nhân (vốn góp) với khoảng 60.000 tỷ đồng (chiếm khoảng 20% tổng số vốn đăng ký của các doanh nghiệp bất động sản thành lập mới trong 7 tháng đầu năm 2022).

Thứ ba là vốn FDI với hơn 3,21 tỷ USD tính đến ngày 20/7.

Và cuối cùng là trái phiếu doanh nghiệp bất động sản với khoảng 45.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 22% tổng lượng phát hành 7 tháng qua.

“Theo thống kê của chúng tôi, tổng lượng vốn tung ra cho thị trường bất động sản trong 7 tháng đầu năm 2022 ước khoảng 420.000 tỷ đồng và nếu như từ nay đến cuối năm thuận lợi thì con số cả năm sẽ rơi vào khoảng 800.000 tỷ. Đây là một con số không hề nhỏ so với toàn bộ lượng vốn đầu tư cho nền kinh tế”, vị này cho biết.

Cũng theo thông tin từ ông Lực, trong tháng 8 này, Chính phủ sẽ ban hành Nghị định 153 sửa đổi. Qua đó, kênh trái phiếu doanh nghiệp kỳ vọng sôi động trở lại, dù không bùng nổ như hai năm vừa qua nhưng mức tăng trưởng khả thi có thể đạt 30 – 35%.

Ông Lực cho biết thêm, dòng vốn đang tồn đọng trong thị trường bất động sản hiện nay tương đối lớn, tức là doanh nghiệp nợ đọng lẫn nhau. Cụ thể, có khoảng 30 – 40% các doanh nghiệp bất động sản, xây dựng, xây lắp đang nợ đọng lẫn nhau. Trước đây họ gia hạn cho nhau 45 ngày nhưng hiện nay đã lên tới 90 ngày. Do đó, vòng quay tiền chậm đi và đây là một khó khăn cho các doanh nghiệp xây dựng, bất động sản.

Ngọc Mai

Tiền phong

Các tin tức khác

>   'Thúc' công khai thông tin bất động sản, môi giới hết cửa 'thổi giá' tạo sốt ảo (17/08/2022)

>   Thị trường BĐS đầu cơ và thổi giá sẽ hết đất diễn (17/08/2022)

>   Bất động sản đối mặt với rủi ro... cạn tiền (17/08/2022)

>   Loạt dự án nghìn tỷ trên đất vàng 'treo' hơn 10 năm ở Đà Nẵng (14/08/2022)

>   Vốn "nghẽn mạch", giá bất động sản sẽ lao dốc đến 30%? (14/08/2022)

>   Vì đâu doanh nghiệp xây dựng làm ra 3,000 tỷ nhưng hiệu quả chỉ có​ 10 tỷ? (12/08/2022)

>   Chủ tịch Kusto Group nhắm tới phân khúc nhà ở xã hội (11/08/2022)

>   Vì sao Hà Nội tắc nguồn cung căn hộ chung cư? (11/08/2022)

>   Dòng tiền lướt sóng ‘mất đà’ trên thị trường bất động sản (09/08/2022)

>   Giá nhà đất cao, người mua gặp khó (09/08/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật