Thứ Năm, 25/08/2022 10:40

Bộ Tài chính quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng

Bộ Tài chính quy định đối tượng bảo hiểm bắt buộc của công trình trong thời gian xây dựng là công trình, hạng mục công trình quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 119/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng và khoản 2 Điều 1 Nghị định số 20/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 119/2015/NĐ-CP.

Bộ Tài chính quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng. Ảnh: TTXVN

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 50/2022/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 119/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng và Nghị định số 20/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 119/2015/NĐ-CP.

Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng theo quy định trên là giá trị đầy đủ của công trình khi hoàn thành, bao gồm toàn bộ vật liệu, chi phí nhân công, thiết bị lắp đặt vào công trình, cước phí vận chuyển, các loại thuế, phí khác và các hạng mục khác do chủ đầu tư hoặc nhà thầu cung cấp. Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với công trình trong thời gian xây dựng không được thấp hơn tổng giá trị hợp đồng xây dựng, kể cả giá trị điều chỉnh, bổ sung (nếu có).

Phí bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng được xác định như sau:

Đối với công trình xây dựng được bảo hiểm có giá trị dưới 1.000 tỷ đồng, không bao gồm phần công việc lắp đặt hoặc có bao gồm phần công việc lắp đặt nhưng chi phí thực hiện phần công việc lắp đặt thấp hơn 50% tổng giá trị hạng mục công trình xây dựng được bảo hiểm: Phí bảo hiểm được xác định theo điểm a khoản 1 Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Đối với công trình xây dựng được bảo hiểm có giá trị dưới 1.000 tỷ đồng, có bao gồm công việc lắp đặt và chi phí thực hiện phần công việc lắp đặt chiếm từ 50% trở lên tổng giá trị hạng mục công trình xây dựng được bảo hiểm: Phí bảo hiểm được xác định theo điểm a khoản 1 Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Theo Thông tư, khi xảy ra sự cố công trình xây dựng, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phải phối hợp giải quyết bồi thường bảo hiểm như sau:

Đối với bên mua bảo hiểm: Lập tức thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm bằng các phương tiện thông tin liên lạc, sau đó trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày xảy ra sự cố công trình xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm.

Cung cấp các tài liệu trong hồ sơ bồi thường theo quy định và tạo điều kiện cho doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình xác minh các tài liệu đó...

Đối với doanh nghiệp bảo hiểm: Thực hiện giám định tổn thất theo quy định pháp luật và lập biên bản giám định nguyên nhân và mức độ thiệt hại; hướng dẫn, phối hợp với bên mua bảo hiểm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thu thập đầy đủ các tài liệu để lập hồ sơ bồi thường.

Trường hợp chấp nhận bồi thường bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải có văn bản thông báo bồi thường bảo hiểm. Trường hợp từ chối bồi thường bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải có văn bản giải thích lý do.

Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ bồi thường bảo hiểm các khoản thiệt hại vật chất mà người được bảo hiểm thực tế phải gánh chịu và khi các khoản đó đã được tính vào số tiền bảo hiểm.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 1/10/2022.

V.T

Báo Tin tức

Các tin tức khác

>   Luật Đất đai sửa đổi cần hoàn thiện, trình Quốc hội vào tháng 9 (24/08/2022)

>   Chưa hủy thông báo thuế đối với 2 doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm (23/08/2022)

>   Hết thời nhập nhèm 'hộ gia đình' sở hữu quyền sử dụng đất (23/08/2022)

>   Đánh thuế đầu cơ, loại trừ 'thổi giá' đất (22/08/2022)

>   Từ 25/8, giá đất bồi thường tại TP.HCM tối đa lên tới 810 triệu/m2 (19/08/2022)

>   Không dễ đánh thuế tài sản nhà đất (19/08/2022)

>   Từ 25-8, đất ở TP HCM quận có hệ số điều chỉnh gấp nhiều lần (18/08/2022)

>   Nghị quyết 18 của Đảng và Luật Đất đai sửa đổi (18/08/2022)

>   Giải bài toán khai gian giá chuyển nhượng bất động sản để trốn thuế (18/08/2022)

>   Bộ Tài chính bất ngờ 'tuýt còi' quỹ phát triển đất: Doanh nghiệp khóc ròng (16/08/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật