Thứ Sáu, 15/07/2022 15:50

Sản lượng điện thiếu hụt có thể lên tới 27,7 tỉ kWh vào năm 2025

Việc đảm bảo cung cấp điện trong thời gian tới dự báo gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là khi xảy ra hiện tượng thời tiết cực đoan.

Ngày 14-7, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị Tiết kiệm năng lượng toàn quốc năm 2022 tại TP Đà Nẵng.

Theo dự báo, trong 5 năm tới, nhu cầu điện năng vẫn tăng trưởng ở mức khoảng 8,5%/năm. Tuy nhiên, theo kết quả đánh giá của Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về kế hoạch cung cấp điện giai đoạn 2020-2025, việc đảm bảo cung cấp điện trong giai đoạn này sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong trường hợp xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan.

Tỉ lệ dự phòng công suất toàn quốc đến năm 2025, không xét năng lượng tái tạo chỉ khoảng 18%.

Ông Phương Hoàng Kim, Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương), Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng. Ảnh: T.AN

Cụ thể, tỉ lệ dự phòng hệ thống điện miền Nam sẽ giảm mạnh từ năm 2023 và không đủ điện vào năm 2025. Còn ở miền Bắc, tỉ lệ dự phòng năm 2025 chỉ còn 10%.

Như vậy trong giai đoạn 2023-2025, miền Bắc hầu như không có công suất dự phòng và phải nhận hỗ trợ từ miền Trung trong cao điểm mùa khô hoặc trường hợp sửa chữa bảo dưỡng các nhà máy điện.

Đáng chú ý, theo báo cáo cập nhật cân đối cung cầu điện giai đoạn 2021-2025 của EVN, sản lượng điện thiếu hụt có thể lên tới 27,7 tỷ kWh vào năm 2025.

“Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Nó còn là giải pháp quan trọng đóng góp cho việc thực hiện cam kết của Việt Nam tại Thỏa thuận Paris về ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, cũng như tại Hội nghị thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu COP26 về thực hiện lộ trình giảm phát thải khí nhà kính về 0 vào năm 2050”- ông Phương Hoàng Kim, Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương), Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng nhấn mạnh.

Tại hội nghị, đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam, một số sở, ban ngành địa phương và các doanh nghiệp tích cực trình bày, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm liên quan đến việc triển khai Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, triển khai Chương trình VNEEP tại địa phương, thúc đẩy mạng lưới hoạt động tiết kiệm năng lượng, công tác phát triển nguồn nhân lực.

TÂM AN

Pháp luật TPHCM

Các tin tức khác

>   Doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, cổ đông SSC cầu cứu UBND TPHCM (15/07/2022)

>   Đồng euro mất giá sẽ ảnh hưởng ra sao đến xuất khẩu của Việt Nam? (15/07/2022)

>   Hàng không quá tải, quay cuồng với giá vé, hủy chuyến (15/07/2022)

>   Xuất khẩu lâm sản trong năm 2022 dự kiến đạt hơn 16 tỷ USD (14/07/2022)

>   Tín hiệu vui từ sản xuất công nghiệp (14/07/2022)

>   Đầu tư công chậm giải ngân, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư lý giải ra sao? (13/07/2022)

>   Cựu chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung tiếp tục được giảm án (13/07/2022)

>   Hàng chục ngàn tỷ vốn ODA đang 'mắc kẹt' (13/07/2022)

>   Chuyên gia Singapore: Kinh tế Việt Nam đang phục hồi mạnh mẽ (13/07/2022)

>   Ông Nguyễn Đức Chung nói gì về mối quan hệ với Tổng GĐ Công ty Nhật Cường? (12/07/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật