Thứ Năm, 14/07/2022 06:17

Phố Wall đỏ lửa khi lạm phát Mỹ lên cao nhất kể từ năm 1981

Chứng khoán Mỹ giảm điểm vào ngày thứ Tư (13/7) sau khi dữ liệu cho thấy lạm phát tháng 6 tại Mỹ đạt mức cao nhất kể từ năm 1981, làm gia tăng lo ngại rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ quyết liệt hơn trong cuộc chiến kiềm chế lạm phát.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư, chỉ số Dow Jones rớt 208.54 điểm (tương đương 0.67%) xuống 30,772.79 điểm, còn chỉ số S&P 500 mất 0.45% còn 3,801.78 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite lùi 0.15% xuống 11,247.58 điểm.

Chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 6 tại Mỹ tăng 9.1% so với cùng kỳ năm trước, thậm chí còn cao hơn mức 8.6% của tháng 5, đây là mức tăng lớn nhất kể từ năm 1981. Các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Dow Jones đã dự báo con số 8.8%.

Chỉ số CPI cốt lõi, không bao gồm giá năng lượng và thực phẩm, đạt mức 5.9%, cao hơn dự báo 5.7%.

Chứng khoán Mỹ đã biến động trong cả phiên khi nhà đầu tư tiếp nhận dữ liệu lạm phát mới nhất, với Dow Jones sụt tới 466 điểm. Có thời điểm, Nasdaq Composite và S&P 500 lần lượt giảm hơn 2% và 1.5%.

Lĩnh vực hàng tiêu dùng không thiết yếu tiến gần 0.9%, được thúc đẩy bởi đà tăng từ cổ phiếu Domino’s Pizza, Bath & Body Works và Tesla, trong khi cổ phiếu Boeing, Walgreens và UnitedHealth đều giảm 2%, khiến chỉ số Dow Jones chìm vào sắc đỏ.

Các cổ phiếu công nghệ Amazon, Netflix và Tesla phục hồi vào ngày thứ Tư, tăng hơn 1% bất chấp những lo ngại ngày càng tăng về tăng trưởng. Diễn biến này đã nhanh chóng đưa Nasdaq Composite ghi nhận mức tăng. Cổ phiếu Twitter vọt gần 8% khi công ty truyền thông xã hội trình đơn kiện ông Elon Musk.

Cùng với báo cáo lạm phát, nhà đầu tư tiếp tục theo dõi các kết quả kinh doanh hàng quý để tìm gợi ý về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp Mỹ. Cổ phiếu Delta Air Lines rớt 4.5% sau khi công bố kết quả kinh doanh trái chiều.

Cổ phiếu United và American Airlines lần lượt giảm 1% và 3%. Cổ phiếu du thuyền Royal Caribbean mất 2.1% và cổ phiếu Carnival lùi hơn 1%.

Thông tin lạm phát nóng trong tháng 6 tại Mỹ khiến nhà đầu tư đặt câu hỏi liệu ngân hàng trung ương sẽ nâng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản nữa trong cuộc họp tháng này hay không và tăng kỳ vọng về mức nâng thậm chí lớn hơn để kiềm chế lạm phát.

Tháng trước, Fed đã nâng lãi suất thêm 0.75 điểm phần trăm lên 1.5-1.75%, trong đợt nâng mạnh nhất kể từ năm 1994.

Chỉ số CPI nóng của ngày thứ Tư cũng đặt ra câu hỏi về việc liệu lạm phát có đạt đỉnh hay chưa. CPI tăng 1.3% và CPI cốt lõi tiến 0.7% hàng tháng, lần lượt cao hơn so với dự báo là 1.1% và 0.5%. Chi phí thuê nhà hàng tháng tăng 0.8% trong tháng 6, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 4/1986.

Lo ngại về suy thoái đã tăng lên khi lạm phát cao. Các chuyên gia kinh tế Bank of America dự báo một cuộc suy thoái nhẹ vào cuối năm nay khi tăng trưởng GDP thực tế giảm và dự đoán rằng tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên 4.6% trong năm 2023.

Trong quý đầu tiên của năm 2022, GDP đã giảm 1.5%, dự kiến GDP sẽ giảm 1.2% trong quý 2, theo ước tính mới nhất từ bộ theo dõi GDPNow của Fed khu vực Atlanta.

An Trần (theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Phố Wall giằng co sau báo cáo lạm phát, Nasdaq xanh trở lại (13/07/2022)

>   Dow Jones mất gần 200 điểm chờ dữ liệu lạm phát (13/07/2022)

>   Chứng khoán châu Á rơi xuống đáy 2 năm (12/07/2022)

>   S&P 500 giảm 1%, Nasdaq Composite đứt mạch 5 phiên tăng liên tiếp (12/07/2022)

>   Cổ phiếu công nghệ Trung Quốc bị bán tháo (11/07/2022)

>   Phố Wall hồi hộp chờ báo cáo lạm phát (11/07/2022)

>   Elon Musk hủy thương vụ Twitter, ban lãnh đạo Twitter đòi khởi kiện (09/07/2022)

>   Nasdaq Composite tăng 5 phiên liên tiếp (09/07/2022)

>   Tăng 4 phiên liền, S&P 500 có chuỗi leo dốc dài nhất từ đầu năm đến nay (08/07/2022)

>   S&P 500 tăng 3 phiên liên tiếp (07/07/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật