Dịch vụ
Máy ly tâm phòng thí nghiệm và những điều cần biết
Máy ly tâm là thiết bị phổ biến trong các phòng thí nghiệm đặc biệt là phòng thí nghiệm vi sinh, sinh học phân tử hay phòng phân tích sinh hóa dùng để phân tách tế bào, phân tách huyết tương, máu, nước tiểu…
Máy ly tâm là gì?
Máy ly tâm là một thiết bị được sử dụng trong hầu hết các phòng thí nghiệm nghiên cứu trên toàn cầu dùng để phân tác mẫu nhờ vào lực ly tâm.
Ảnh: Máy ly tâm phòng thí nghiệm
|
Ứng dụng của máy ly tâm phòng thí nghiệm:
Máy ly tâm phòng thí nghiệm có rất nhiều ứng dụng như: ly tâm phân tách vi khuẩn, virus, các mẫu RNA, DNA, protein, làm sạch và tách các tạp chất trong sản xuất dầu ăn, tinh bột, thu nhận enzyme, các chế phẩm enzyme sau thời gian nuôi cấy.
Tham khảo: Các model máy ly tâm phòng thí nghiệm
Hướng dẫn sử dụng máy ly tâm phòng thí nghiệm
Cách sử dụng máy ly tâm phòng thí nghiệm tuy khác nhau ở các loại máy, model, hang sản xuất… tuy nhiên chúng vẫn có những điểm chung như sau:
Bước 1: Kiểm tra ống/ mẫu cần ly tâm
Quá trình kiểm tra ống ly tâm có thể khiến cho mẫu chất lỏng chuyển thành dạng huyền phù. Nếu ống ly tâm bị nứt, vỡ sẽ dễ làm lây mẫu ra bên ngoài và dễ nhiễm chéo sang các mẫu khác sang các mẫu bên cạnh, đặc biệt sẽ gây nguy hiểm cho người vận hành nếu mẫu đấy là mẫu ly tâm chất độc, mẫu nguy hiểm. Vì vậy, việc kiểm tra ống ly tâm trước khi thực hiện quá trình ly tâm là vô cùng cần thiết.
Bước 2: Lựa chọn nắp ống ly tâm thích hợp
Nên chú ý lựa chọn nắp ống ly tâm thích hợp với ống ly tâm (nắp ống không quá to cũng không quá nhỏ so với ống ly tâm) để đảm bảo độ kín khi thực hiện quá trình ly tâm.
Bước 3: Nạp mẫu vào ống ly tâm
Chúng ta nên nạp mẫu vào trước khi khởi động máy ly tâm, sau đó vặn nặp và dùng dug dịch khử khuẩn để lau bề mặt bên ngoài ống.
Bước 4: Cài đặt chế độ ly tâm
Sau khi nạp mẫu, chúng ta chọn thời gian và tốc độ ly tâm phù hợp với mẫu cần thực hiện (chọn chương trình hoặc các chương trình cần thực hiện ly tâm). Sau đó nhấn công tăc (nút) cho máy chạy và theo dõi quá trình hoạt động.
Bước 5: Kết thúc quá trình ly tâm
Khi quá trình ly tâm đã kết thúc, tiến hành tắt điện, ngắt công tắc rồi lấy mẫu ly tâm ra khỏi máy và đậy lại để thúc quá trình ly tâm.
Ảnh: Minh họa thực hiện ly tâm ống máu
|
Một số lưu ý để sử dụng máy ly tâm an toàn
Đế quá trình ly tâm trong phòng thí nghiệm được thực hiện tốt và đạt hiệu quả cao, chúng ta cần lưu ý 8 vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, cần đặt máy ly tâm lên bề mặt chắc chắn. Do quá trình ly tâm quay với tốc độ cao nên nó cần phải đặt trên bề mặt phẳng và cứng.
Thứ 2: Chọn roto thích hợp. Roto là thiết bị thực hiện quá trình quay mẫu của bạn, mỗi loại roto thích hợp với kích thước ống khác nhau và với tốc độ cụ thể vì vậy cần phải sử dụng roto phù hợp và ở giới hạn tốc độ cần thiết.
Ảnh: Roto ly tâm ống máu
|
Thứ 3: Cần phải đặt mẫu cân bằng, đối xứng. Nếu bạn chỉ cần quay ly tâm ở 1 ống thì cần phải thêm một ống cân bằng đối diện trực tiếp và đặt đối xứng với mẫu và cùng trọng lượng với mẫu. Nếu bạn cần ly tâm nhiều ống ly tâm, chúng ta cần đặt các ống đối xứng và cân bằng nhau
Thứ 4: Cài đặt tốc độ ly tâm phù hợp với mẫu ly tâm
Thứ 5: Giữ khoảng cách an toàn với máy tâm và tắt máy ngay khi có hiện tượng máy lắc lư, rung mạnh
Thứ 6: Chỉ mở nắp khi roto đã dừng hoàn toàn. Những máy ly tâm hiện đại thường được khóa nắp tự động và mở nắp khi kết thúc chương trình, khi roto đã dừng hẳn, những máy ly tâm cũ hơn không có tính năng này nên chúng ta cần lưu ý.
Thứ 7: Khi tháo ống mẫu ly tâm ra khỏi máy, cần thao tác cẩn thận, trán để mẫu trộn lẫn lại với nhau và kiểm tra xem mẫu có bị rò rỉ hoặc ống ly tâm có bị hỏng không.
Để máy ly tâm được hoạt động bền bỉ chúng ta nên làm sạch roto sau mỗi lần thực hiện quá trình ly tâm bằng cách lau nhẹ nó sau quá trình ly tâm và khi kết thúc quá trình ly tâm chúng ta hãy mở nắp để hơi thoát ra ngoài, giúp máy được khô ráo và sạch sẽ hơn.
Trên đây là những chia sẻ về máy ly tâm phòng thí nghiệm, để được tư vấn chuyên sâu hơn hãy truy cập: TSI Hà Nội – đại diện độc quyền phân phối máy ly tâm Sigma
FILI
|