Thứ Hai, 04/07/2022 16:14

Khối ngoại rút 40 tỷ USD khỏi thị trường châu Á mới nổi

Một số thị trường chứng khoán lớn nhất tại châu Á (trừ Trung Quốc) đang chứng kiến dòng vốn tháo chạy mạnh hơn so với các cuộc khủng hoảng thị trường trước đó. Theo Bloomberg, quá trình này có lẽ chỉ mới bắt đầu.

Nhà đầu tư nước ngoài đã rút ròng 40 tỷ USD ra khỏi 7 thị trường mới nổi trong khu vực châu Á trong quý 2/2022. Đợt bán tháo mạnh nhất diễn ra ở các nước có tỷ trọng công nghệ cao như Đài Loan và Hàn Quốc, cũng như nước nhập khẩu nhiều năng lượng như Ấn Độ. Trong khi đó, khối ngoại cũng rút vốn mạnh ra khỏi thị trường trái phiếu Indonesia.

Các công ty quản lý quỹ đang rút khỏi các thị trường có rủi ro cao hơn khi lạm phát cao và các đợt nâng lãi suất quyết liệt của NHTW làm xấu đi triển vọng tăng trưởng toàn cầu. Nỗi lo suy thoái ở Mỹ và sự gián đoạn chuỗi cung ứng ở châu Âu và Trung Quốc càng thôi thúc nhà đầu tư bán ra.

“Chúng tôi cho rằng nhà đầu tư sẽ cẩn trọng với các nền kinh tế theo định hướng xuất khẩu và các thị trường có định giá cao trong bối cảnh hiện tại”, Pruksa Iamthongthong, Giám đốc đầu tư cấp cao phụ trách thị trường châu Á tại Abrdn plc, cho hay. “Theo chúng tôi, triển vọng của lĩnh vực công nghệ vẫn còn rất bất ổn vì rủi ro suy thoái đang gia tăng”.

Cụ thể hơn, khối ngoại đã rút ròng tổng cộng 40 tỷ USD khỏi các thị trường Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Thái Lan. Sau đó, tác giả bài viết đi so sánh lượng vốn rút ròng của quý 2/2022 với giai đoạn khủng hoảng tài chính năm 2008, giai đoạn taper tantrum 2013 (khoảng thời gian thị trường cổ phiếu mới nổi bị bán tháo mạnh vì tuyên bố của Chủ tịch Fed) và giai đoạn nâng lãi suất của Fed trong năm 2018.

Nhà đầu tư nước ngoài rút ròng 17 tỷ USD khỏi cổ phiếu Đài Loan, cao hơn nhiều so với 3 giai đoạn khủng hoảng nêu trên. Trong khi đó, khối ngoại bán ròng 15 tỷ USD cổ phiếu Ấn Độ, còn Hàn Quốc ghi nhận 9.6 tỷ USD, cũng vượt xa các giai đoạn khủng hoảng thị trường trước đó.

Fed quyết liệt nâng lãi suất

Việc Fed mạnh tay nâng lãi suất được cho là nguyên nhân kéo dòng tiền rời khỏi khu vực này. Nhà đầu tư hiện đang dự báo Fed sẽ nâng lãi suất thêm 150 điểm cơ bản trong năm nay.

“Lý do nhà đầu tư nước ngoài bán cổ phiếu ở các thị trường này chủ yếu vì Fed và các NHTW khác đang thắt chặt chính sách tiền tệ”, Mark Matthews, Trưởng bộ phận nghiên cứu khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại Bank Julius Baer ở Singapore, nhận định.

Một trong ba lĩnh vực bị bán tháo mạnh nhất là công nghệ. Cổ phiếu công nghệ chiếm hơn 50% chỉ số chứng khoán chuẩn của Đài Loan và 1/3 chỉ số của Hàn Quốc. Cổ phiếu công nghệ toàn cầu giảm mạnh trong năm nay vì nỗi lo về đà giảm tốc kinh tế và mức định giá của chúng quá cao.

Sự suy yếu của đồng Yên cũng gây tổn thương tới nền kinh tế và cổ phiếu ở Đài Loan và Hàn Quốc vì hai quốc gia này xuất khẩu sản phẩm tới Nhật Bản, Calvin Zhang, Chuyên gia quản lý quỹ tại Federated Hermes ở Ohio, cho hay.

Trong khi đó, chứng khoán Ấn Độ cũng chịu áp lực vì đà tăng của giá dầu. NHTW Ấn Độ đang nhanh chóng nâng lãi suất để kiểm soát lạm phát.

Dù vậy, vẫn có những điểm sáng. Indonesia và Thái Lan chứng kiến dòng vốn vào thị trường cổ phiếu trong quý 2/2022, trong khi dòng vốn rút ra khỏi Malaysia và Philippines còn tương đối thấp.

Điều này có lẽ một phần đến từ quan điểm có phần “bồ câu” từ các NHTW ở Đông Nam Á. Các NHTW khu vực này vẫn đang nâng lãi suất chậm rãi vì lo ngại về đà hồi phục mong manh hậu Covid-19.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI

Các tin tức khác

>   Hết lao đao vì lạm phát, chứng khoán Mỹ giờ lại bị mối lo suy thoái đe doạ (04/07/2022)

>   Quý thảm họa của cổ phiếu công nghệ (03/07/2022)

>   Quỹ đầu tư kiện Ủy ban Chứng khoán Mỹ vì ETF Bitcoin không thể niêm yết (02/07/2022)

>   Chứng khoán Mỹ xanh rực trong phiên đầu quý 3, Dow Jones vọt 300 điểm (02/07/2022)

>   Giai đoạn tồi tệ của các đại gia công nghệ Tesla, Apple (01/07/2022)

>   Cổ phiếu hạng A của Trung Quốc đứng đầu thế giới về quy mô IPO (01/07/2022)

>   S&P 500 có nửa đầu năm tồi tệ nhất kể từ năm 1970 (01/07/2022)

>   Chứng khoán Mỹ và châu Âu bị bán tháo, Dow Jones sụt 500 điểm (30/06/2022)

>   Phố Wall tăng nhẹ trong phiên giao dịch biến động mạnh (30/06/2022)

>   Tập đoàn Evergrande phản đối đề nghị phát mại của nhà đầu tư (29/06/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật