Thứ Tư, 20/07/2022 10:05

DGC giải thích sao khi lãi ròng quý 2 tăng gần 1,500 tỷ đồng?

Trong BCTC quý 2/2022 mới công bố, CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (HOSE: DGC) báo lãi ròng đến 1.78 ngàn tỷ đồng, gấp 5.6 lần cùng kỳ.

Quý 2, DGC ghi nhận doanh thu thuần tăng đến 96% so với cùng kỳ, đạt hơn 4 ngàn tỷ đồng. Giá vốn hàng bán tăng từ 1.5 ngàn tỷ đồng lên 1.88 ngàn tỷ đồng, tương ứng tăng 22%. Kết quả, Công ty ghi nhận lợi nhuận gộp hơn 2.1 ngàn tỷ đồng, gấp 3.3 lần cùng kỳ.

DGC cũng ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh, từ 32.5 tỷ đồng lên gần 108 tỷ đồng. Chi phí tài chính gấp 2.2 lần cùng kỳ, đạt 47 tỷ đồng. Chi phí bán hàng tăng 42% (từ 122 tỷ đồng lên gần 174 tỷ đồng). Kết quả, Công ty đạt lợi nhuận sau thuế và lãi ròng lần lượt gần 1.9 ngàn tỷ đồng và 1.78 ngàn tỷ đồng, gấp gần 5.7 lần cùng kỳ.

Báo cáo kết quả HĐKD quý 2/2022 của DGC

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu DGC đạt 7.6 ngàn tỷ đồng, tăng 92% so cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế và lãi ròng đạt lần lượt 3.4 ngàn tỷ đồng và 3.1 ngàn tỷ đồng, gấp 5.4 và 5.1 lần so với nửa đầu năm 2021. Chiếu theo mục tiêu đặt ra trong ĐHĐCĐ 2022, DGC đã thực hiện được 62% mục tiêu doanh thu (12.1 ngàn tỷ đồng) và 97% mục tiêu lợi nhuận sau thuế (3.5 ngàn tỷ đồng) chỉ trong vòng 6 tháng.

Do tăng trưởng lợi nhuận đột biến, DGC đã có báo cáo giải trình lên Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) theo quy định. Cụ thể, nguyên nhân tăng trưởng doanh thu đến từ sản lượng sản xuất, doanh thu các mặt hàng và giá bán tăng (doanh thu Phốt pho vàng tăng 185%, các mặt hàng phân bón tăng 62.8%, WPA tăng 22.7%). Trong khi đó, giá vốn các mặt hàng chỉ tăng 23.26%, dẫn đến lợi nhuận gộp gấp 4 lần cùng kỳ.

Ngoài ra, doanh thu hoạt động tài chính - gồm lãi tiền gửi, lãi chênh lệch tỷ giá - cũng tăng 193.7%. Tổng hợp lại, lợi nhuận sau thuế quý 2 gấp hơn 4.4 lần cùng kỳ.

Tổng tài sản của DGC tính đến cuối tháng 6/2022 tăng 34%, từ 8.5 ngàn tỷ đồng đầu năm lên 11.4 ngàn tỷ đồng. Trong đó, thay đổi lớn đến từ khoản mục đầu tư tài chính ngắn hạn (tăng 64%, từ 3.63 ngàn tỷ đồng lên gần 6 ngàn tỷ đồng) là khoản tiền gửi có kỳ hạn đến ngày đáo hạn. Phải thu ngắn hạn của khách hàng tăng 53%, lên gần 2 ngàn tỷ đồng; trong khi khoản trả trước cho người bán ngắn hạn giảm còn 49 tỷ đồng (-32%). Hạng mục phải thu ngắn hạn khác tăng lên 154 tỷ đồng, gấp 2 lần đầu năm.

Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ gần 1.6 ngàn tỷ đồng, tăng 14.7%, chủ yếu do ghi nhận tăng ở hạng mục nguyên vật liệu (từ gần 644 tỷ đồng lên 974 tỷ đồng).

Ở chiều ngược lại, nợ ngắn hạn giảm 13%, còn 1.9 ngàn tỷ đồng. Trong đó, phải trả người bán ngắn hạn giảm từ 638 tỷ đồng xuống còn hơn 227 tỷ đồng, do các khoản phải trả cho nhà cung cấp khác giảm xuống, như Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam, CTCP đầu tư Apatit Tam Đinh, CTCP Phân lân Nung chảy. Vốn chủ sở hữu tăng mạnh từ 6.3 ngàn tỷ đồng lên gần 9.5 ngàn tỷ đồng, trong đó nguyên nhân chủ yếu đến từ việc Công ty phát hành hơn 200 triệu cp trả cổ tức 2021 cho cổ đông, và từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (tăng 28%, đạt gần 3.8 ngàn tỷ đồng).

Hồng Đức

FILI

Các tin tức khác

>   GSM: Ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức bằng tiền mặt (20/07/2022)

>   BHA: Báo cáo tài chính quý 2/2022 (20/07/2022)

>   DAN: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (20/07/2022)

>   SBM: Báo cáo tài chính quý 2/2022 (19/07/2022)

>   PAP: Nghị quyết Hội đồng quản trị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu (19/07/2022)

>   PVR: Báo cáo tài chính quý 2/2022 (19/07/2022)

>   QNC: Báo cáo quản trị công ty bán niên 2022 (19/07/2022)

>   PWS: Báo cáo tài chính quý 2/2022 (19/07/2022)

>   SSC: BCTC quý 2 năm 2022 (19/07/2022)

>   PSP: Báo cáo tài chính quý 2/2022 (19/07/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật