Thứ Sáu, 08/07/2022 20:00

Chủ tịch Trịnh Văn Tuấn (OCB): Doanh nghiệp phát hành trái phiếu miễn là nói thật, làm thật thì không có gì phải sợ

“Nói thật làm thật thì không có gì phải sợ, nói một đằng làm một nẻo thì mới sợ”, Chủ tịch OCB Trịnh Văn Tuấn nói về việc doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN).

Chia sẻ tại Sự kiện NLG Day tổ chức ngày 07/07, ông Trịnh Văn Tuấn – Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã đưa ra nhiều ý kiến về dòng vốn tín dụng đối với doanh nghiệp bất động sản.

Ông Trịnh Văn Tuấn - Chủ tịch OCB (cầm mic) phát biểu tại Sự kiện NLG Day tổ chức ngày 07/07/2022

Theo ông Tuấn, hiện không có chỉ đạo cụ thể nào về siết tín dụng bất động sản. Các động thái gần đây là kiểm soát tín dụng thì đúng hơn, việc này thì không mới. Các ngành nghề được đánh giá là rủi ro cao thì Ngân hàng Nhà nước đều có mức độ kiểm soát và việc này kéo dài từ nhiều năm nay.

Ngân hàng Nhà nước không đưa ra ngưỡng cụ thể là bao nhiêu nhưng tùy từng ngân hàng mà có khuyến cáo đánh giá. Các ngân hàng vẫn được tự do triển khai cho vay nhưng nếu bị đánh giá rủi ro cao thì hạn mức tín dụng sẽ thấp. Theo đó, ngân hàng phải tính toán để rủi ro tín dụng ở mức phù hợp.

Tại sao mọi người cảm giác như đang siết vốn vào bất động sản? Ông Tuấn cho rằng nguyên nhân là dòng vốn đang hụt đi nhiều nên có cảm giác như đang siết.

Bình thường mỗi năm ngân hàng tăng trưởng khoảng hơn 1 triệu tỷ đồng. Tín dụng bất động sản chiếm khoảng trên dưới 20%. Như vậy là khoảng 200 ngàn tỷ đồng. Năm 2021, huy động từ TPDN của bất động sản khoảng 200 ngàn tỷ đồng. Huy động vốn từ phát hành trái phiếu tương đương bằng hệ thống ngân hàng cấp tín dụng. Năm nay TPDN chững lại, coi như là dòng vốn vào bất động sản hụt đi một nửa tạo cảm giác là bất động sản chững lại.

Tuy vậy, ông Tuấn đánh giá vệc chấn chỉnh thị trường TPDN vừa qua là rất kịp thời, làm chậm sẽ rất nguy hại. Một tập đoàn rất bình thường chỉ nửa năm có thể huy động về nửa tỷ USD và không có khả năng trả nợ. Nếu nhân rộng các trường hợp đó lên hàng chục tập đoàn, số tiền không biết sẽ lớn tới đâu, rồi dẫn tới đổ vỡ thì không dự đoán được tác động tới nền kinh tế.

Theo ông Tuấn, không ai muốn thị trường vốn èo uột cả, xu hướng là thị trường phải tiếp tục phát triển. Doanh nghiệp vẫn có thể phát hành TPDN miễn là đúng quy định. Thu tiền về làm việc thật, sử dụng vốn đúng mục đích thì không có gì phải sợ. “Nói thật làm thật thì không có gì phải sợ, nói một đằng làm một nẻo thì mới sợ”, ông Tuấn nói.

Tại OCB, ông Tuấn cho biết Ngân hàng chưa có sự thay đổi chính sách từ đầu năm đến nay, ngân hàng vẫn cố gắng dành đủ room tín dụng cho các đối tác của ngân hàng, đảm bảo cam kết đã đặt ra cho các doanh nghiệp và người vay mua nhà dù hiện ngân hàng không còn nhiều dư địa room tín dụng.

Chí Kiên

FILI

Các tin tức khác

>   Doanh nghiệp bất động sản trở lại đường đua phát hành trái phiếu (06/07/2022)

>   Nhà đầu tư trái phiếu Tân Hoàng Minh chưa được hoàn tiền: Bộ Tài chính nói gì? (04/07/2022)

>   Bộ Công an: Tân Hoàng Minh chiếm đoạt hơn 8.000 tỉ đồng của các nhà đầu tư (30/06/2022)

>   Nhà đầu tư trái phiếu Tân Hoàng Minh kiến nghị trả tiền thế nào? (23/06/2022)

>   Có 2.100 tỷ nhưng Tân Hoàng Minh chưa thể trả cho nhà đầu tư (22/06/2022)

>   Tân Hoàng Minh đề xuất lộ trình trả tiền nhà đầu tư (20/06/2022)

>   Trả tiền nhà đầu tư trái phiếu Tân Hoàng Minh: Gặp khó ở đâu? (16/06/2022)

>   Tân Hoàng Minh đóng cửa công ty, báo công an vì có người đe dọa sử dụng vũ khí? (15/06/2022)

>   FCN muốn huy động tối đa 150 tỷ đồng qua trái phiếu (10/06/2022)

>   TS. Trần Du Lịch: “Mô hình giám sát thị trường tài chính Việt Nam phải đủ quyền lực và đủ rộng” (10/06/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật