Thứ Ba, 05/07/2022 08:07

Bộ Tài chính đặt mục tiêu nâng hạng TTCK Việt Nam từ cận biên lên mới nổi trước 2025

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi trong dự thảo Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 Bộ Tài chính đang trình Chính phủ thông qua, chúng tôi đặt mục tiêu nâng hạng của thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi trước năm 2025.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi trả lời các câu hỏi của báo chí - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6 diễn ra chiều 4/7, nhiều vấn đề về kinh tế, xã hội đã được các phóng viên nêu ra và đại diện lãnh đạo các bộ, ngành trả lời, làm rõ. Đáng chú ý là những nội dung liên quan đến vấn đề thị trường chứng khoán Việt Nam. Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc từ năm 2018 đến năm 2022, VN-Index vẫn 1,200 điểm, vậy kế hoạch nâng hạng thị trường năm nay có khả thi hay không khi mà thị trường chứng khoán vẫn còn diễn biến phức tạp? Dự kiến thời gian nâng hạn là bao giờ?

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết: Trong dự thảo Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 Bộ Tài chính đang trình Chính phủ thông qua, chúng tôi đặt mục tiêu nâng hạng của thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi trước năm 2025.

Ngay chiều ngày 4/7, Bộ Tài chính đã phát thông cáo báo chí đưa lên website của Bộ Tài chính có tất cả các thông tin chi tiết liên quan đến kế hoạch, giải pháp, cách thức về việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam. Đề nghị Nhà báo vào webite của Bộ Tài chính để biết các thông tin chi tiết trên.

Theo Bộ Tài chính cho hay, việc nâng hạng TTCK là một trong những mục tiêu lớn mà TTCK Việt Nam đang hướng tới. Lộ trình nâng hạng TTCK Việt Nam từ cận biên lên mới nổi đã được đưa vào Đề án "Cơ cấu lại TTCK và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025" và dự thảo "Chiến lược Phát triển TTCK tới 2030" đang trình Chính phủ xem xét, ban hành. Theo đó, Việt Nam đặt mục tiêu sẽ được nâng hạng TTCK từ thị trường cận biên lên mới nổi trước năm 2025.

Mặc dù nhiều ý kiến chuyên gia đều bày tỏ sự tin tưởng vào việc TTCK Việt Nam sẽ được nâng hạng nhưng phải nhấn mạnh rằng, việc nâng hạng thị trường không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của cơ quan quản lý bất kỳ TTCK nào trên thế giới, bởi vì việc đánh giá, phân loại và xếp hạng thị trường của các tổ chức xếp hạng như MSCI, hay FTSE đều phải tuân theo các nguyên tắc, quy trình và tiêu chí đánh giá của các tổ chức này.

Thời gian qua, cơ quan quản lý đã, đang nỗ lực và đặt quyết tâm cao để thúc đẩy, rút ngắn lộ trình được nâng hạng của TTCK Việt Nam, được thể hiện qua một số kết quả.

Về khuôn khổ pháp lý, Luật Chứng khoán 2019 và các văn bản hướng dẫn, Luật Đầu tư 2020, Luật Doanh nghiệp 2020 đã từng bước đáp ứng các tiêu chí về nâng hạng thị trường, bao gồm: Tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài; tạo điều kiện thuận lợi cho dòng vốn đầu tư; tiếp cận thông tin; đăng ký và mở tài khoản cho nhà đầu tư; bù trừ và thanh toán trên TTCK; tăng cường đưa vào thị trường các công cụ tài chính mới để đa dạng hóa các sản phẩm đầu tư.

Các cơ quan quản lý thường xuyên trao đổi với MSCI và FTSE Russell nhằm cập nhật thông tin thực tế để các tổ chức nắm bắt chính xác, cũng như cùng rõ các các yêu cầu, tiêu chí từ các tổ chức, từ đó có các giải pháp sửa đổi, hoàn thiện.

Hiện nay, dựa trên các tiêu chí mà các tổ chức xếp hạng yêu cầu, Việt Nam đã đạt được nhiều tiêu chí quan trọng, tuy nhiên vẫn còn nhiều tiêu chí cần có quyết tâm chung, sự phối hợp chặt chẽ từ các bộ, ngành liên quan để tháo gỡ khó khăn giúp thị trường sớm được nâng hạng trong thời gian tới.

Thời gian qua, Chính phủ rất quyết tâm trong việc nâng hạng TTCK Việt Nam

Cần có sự vào cuộc đồng bộ hơn

Bộ Tài chính cho hay, để bảo đảm sự kết nối thông suốt với các tổ chức xếp hạng, cơ quan quản lý sẽ tiếp tục tích cực trao đổi, thảo luận với các bên liên quan về các chính sách, thực tiễn thị trường và các giải pháp liên quan. Mới đây nhất, ngày 24/6 vừa qua, UBCKNN cũng làm việc với Ngân hàng Thế giới và FTSE Russell để tiếp tục tháo gỡ các vướng mắc về nâng hạng TTCK.

Bộ Tài chính (UBCKNN) sẽ chủ động trao đổi với các cơ quan, bộ, ngành, hiệp hội, thành viên thị trường và các nhà đầu tư, đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để tháo gỡ các vấn đề rất quan trọng liên quan nhằm được nâng hạng như: Tỉ lệ sở hữu nước ngoài hay một số quy định trên thị trường ngoại hối…

Các bộ, ngành liên quan cần tiếp tục phối hợp với các cơ quan để xây dựng các văn bản hướng dẫn Luật Đầu tư 2020, đặc biệt là các nội dung về ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài; tăng cường công khai, minh bạch về tỉ lệ sở hữu nước ngoài để nhà đầu tư tiếp cận thông tin đầy đủ, nhanh chóng, kịp thời; nghiên cứu và đưa chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR) vào thị trường giao dịch.

Bộ Tài chính sẽ tập trung hoàn thiện, vận hành hệ thông công nghệ thông tin mới cho TTCK; từ đó có nền tảng hạ tầng để phát triển, đa dạng hóa và gia tăng chất lượng các sản phẩm trên TTCK để thu hút nhà đầu tư nước ngoài và cơ sở hạ tầng liên quan; tăng cường quản trị công ty, công bố thông tin về môi trường - xã hội - quản trị (ESG) để gia tăng chất lượng cổ phiếu; nghiên cứu phát triển các sản phẩm liên quan đến nội dung xanh và phát triển bền vững.

Hiện nay, các quy định hiện hành đã được sửa đổi theo hướng giảm thiểu thủ tục hành chính, tăng cường áp dụng công nghệ trên thị trường. Theo đó, một trong những điểm nổi bật là cho phép đăng ký mã số giao dịch trực tuyến. Mới đây nhất, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam cũng đã lấy ý kiến về dự thảo quy chế thay thế Quy chế hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán và quy chế thành viên lưu ký. Dự kiến trong tháng 8 tới, thời gian thanh toán, bù trừ chứng khoán sẽ được rút gắn, nhà đầu tư có thể được giao dịch ngay trong chiều ngày T+2.

Thời gian qua, Chính phủ rất quyết tâm trong việc nâng hạng TTCK Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo các đơn vị triển khai giải pháp để nâng hạng thị trường cận biên lên thị trường mới nổi góp phần thực hiện Chiến lược tài chính đến năm 2030.

Việt Nam vẫn đang nằm trong khu vực thị trường cận biên, trong khi các thị trường lân cận như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines đã thuộc nhóm các thị trường mới nổi.

TS Cấn Văn Lực cho rằng việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam giúp huy động vốn từ trong nước và quốc tế thuận lợi hơn, là chất xúc tác giúp nâng cao uy tín và vị thế lan toả, góp phần nâng hạng tín nhiệm quốc gia…

Các yếu tố mà thị trường chứng khoán Việt Nam cần cải thiện mạnh mẽ hơn là: Giải quyết vấn đề giới hạn tỉ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài ở một số ngành có điều kiện; "nới room" TTCK cho nhà đầu tư ngoại; cải thiện hệ thống công nghệ thông tin; thanh toán bù trừ theo thông lệ quốc tế nhiều hơn áp dụng T+1, T+2...

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   PXL: Quy chế nội bộ về quản trị công ty (04/07/2022)

>   PXL: Quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị (04/07/2022)

>   PXL: Quy chế hoạt động của Ban Kiểm soát (04/07/2022)

>   PXC: Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban kiểm soát (04/07/2022)

>   PXC: Quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị (04/07/2022)

>   PXC: Quy chế nội bộ về quản trị công ty (04/07/2022)

>   PEG: Quy chế nội bộ về quản trị công ty (01/07/2022)

>   PEG: Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị (01/07/2022)

>   TMP: Quy chế hoạt động của Ban kiểm soát (01/07/2022)

>   SJD: Quyết định của HĐQT về việc ban hành Quy chế nội bộ về quản trị công ty (kèm quy chế) (01/07/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật