Thứ Năm, 07/07/2022 19:00

Bộ Công Thương muốn dùng ngân sách bù giá xăng dầu cho ngư dân

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có văn bản vừa gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất dùng ngân sách để hỗ trợ giá xăng dầu cho ngư dân, giúp ngư dân khôi phục sản xuất, vươn khơi bám biển.

Theo Bộ Công Thương, các biện pháp điều hành bình ổn giá xăng dầu trong nước vừa qua chỉ hạn chế được mức tăng của mặt hàng này trước biên độ biến động quá lớn từ giá thế giới. So với cuối năm ngoái, bình quân mỗi lít xăng, dầu các loại đã tăng từ 26,73-67,96%, trong khi giá thế giới tăng từ 44,3-91,47%.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số lượng tàu thuyền “nằm bờ” ngày càng nhiều, tình trạng ngừng ra khơi đánh bắt hải sản đã rất đáng báo động.

Giá xăng dầu liên tục tăng cao khiến một số đối tượng, nhất là người dân có thu nhập thấp, ngư dân đánh bắt thuỷ, hải sản bị ảnh hưởng, buộc phải thu hẹp sản xuất, kinh doanh và chi tiêu hàng ngày.

“Thay vì chỉ hỗ trợ thuyền viên làm việc trên tàu cá đang dừng hoạt động, Bộ Công Thương đề nghị nên bố trí ngân sách để hỗ trợ giá xăng dầu cho ngư dân. Việc hỗ trợ này bằng tiền từ ngân sách Nhà nước để bù vào phần giá xăng dầu tăng so với đầu năm 2022, giúp ngư dân khôi phục sản xuất, vươn khơi bám biển. Thời gian hỗ trợ từ khi ban hành chính sách tới hết năm nay", Bộ Công Thương đề xuất.

Với người thu nhập thấp, Bộ Công Thương cũng đề nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Lao động, Thương binh và xã hội cùng Bộ Tài chính nghiên cứu, có chính sách an sinh xã hội hỗ trợ, nhằm giảm bớt khó khăn cho đời sống người dân trong bối cảnh lạm phát tăng cao.

Trong báo cáo gửi Thủ tướng trước đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, đến cuối năm 2021, cả nước có gần 91.720 tàu cá hoạt động trên các vùng biển, trong đó tàu cá khai thác ven bờ hơn 42.640 chiếc; tàu khai thác xa bờ 30.391 chiếc... Mỗi năm khai thác thủy sản đảm bảo việc làm, thu nhập cho hơn 600.000 ngư dân trực tiếp tham gia trên biển và gần 4 triệu lao động ngành dịch vụ thủy sản ven bờ.

Do giá xăng dầu liên tục tăng mạnh từ đầu năm đến nay, gần một nửa tàu cá trên toàn quốc đã phải dừng hoạt động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập, đời sống của ngư dân cũng như chuỗi cung ứng sản xuất thủy sản trong nước và xuất khẩu.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhiên liệu chiếm khoảng 45-60% chi phí đầu vào cho sản xuất của tàu cá khai thác thuỷ sản. Giá nhiên liệu tăng đã đẩy giá các mặt hàng khác phục vụ khai thác thủy sản tăng theo 10-15%. Do đó, chi phí đầu vào khai thác thủy sản đội lên 35-48%, tương ứng mức tăng thêm chi phí khoảng 3.776 tỷ đồng/tháng trong khi giá bán đầu ra lại tăng không đáng kể.

Để hỗ trợ ngư dân, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị nghiên cứu chính sách hỗ trợ thuyền viên làm việc trên tàu cá tạm ngừng hoạt động, với thời gian hỗ trợ 6 tháng theo mức lương tối thiểu vùng.

Phạm Tuyên

Tiền phong

Các tin tức khác

>   Truy vết dòng tiền người bán hàng online, nhận tiền từ Google, Youtube (06/07/2022)

>   Giảm giá xăng, sao không tính ngược lại nền kinh tế được lợi bao nhiêu?  (05/07/2022)

>   Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép điều chỉnh giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng dầu (04/07/2022)

>   Chính thức bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử (03/07/2022)

>   Truy thu thuế, phạt tiền chậm nộp một cá nhân 31 tỉ đồng (30/06/2022)

>   Ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2022 bội thu gần 220 ngàn tỷ (29/06/2022)

>   "Siết" tiêu chí thẩm định viên về giá (27/06/2022)

>   Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi thực hiện Hiệp định CPTPP từ 8.3%-3.6% (27/06/2022)

>   Thu ngân sách từ thoái vốn trong 6 tháng đầu năm đạt 2,180 tỷ đồng (23/06/2022)

>   Đánh giá tác động của bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng (23/06/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật