Thứ Tư, 22/06/2022 11:46

UOB dự báo tỷ lệ lạm phát của Việt Nam ở mức 3.7% vào năm 2022

Giá năng lượng và thực phẩm toàn cầu tăng cao cũng như sự gián đoạn chuỗi cung ứng đã góp phần làm tăng mức lạm phát ở Việt Nam. Tuy nhiên, chuyên gia phân tích của Ngân hàng UOB Việt Nam dự báo tỷ lệ lạm phát năm 2022 sẽ vẫn thấp hơn mức mục tiêu 4% của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Theo UOB, GDP thực tế của Việt Nam trong quý 1/2022 đã tăng 5.03% so với cùng kỳ năm ngoái, tiếp nối mức tăng 5.22% trong quý 4/2021, nhờ lĩnh vực dịch vụ phục hồi sau khi nền kinh tế được mở cửa trở lại thông qua việc nới lỏng hạn chế về di chuyển và giãn cách. Lĩnh vực sản xuất tiếp tục dẫn đầu phần đóng góp vào tăng trưởng, nhưng tăng mạnh nhất là lĩnh vực dịch vụ nói chung với mức tăng 4.58% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng từ mức 1.22% trong quý 4/2021 và 3.62% trong quý 1 năm ngoái. Rõ ràng là các hoạt động dịch vụ đã hưởng lợi từ việc dỡ bỏ các hạn chế COVID-19 được áp dụng trong nửa cuối năm 2021.

Hơn nữa, UOB cho biết dữ liệu gần đây cho thấy đà tăng trưởng cơ bản của Việt Nam vẫn giữ nguyên trong quý 2/2022. Trong đó, lĩnh vực sản xuất tiếp tục tăng mạnh, 5 tháng đầu năm ghi nhận mức tăng trưởng 9.24% so với cùng kỳ năm trước, từ mức 8.28% trong 4 tháng đầu năm và so với mức tăng trưởng mạnh mẽ 12.59% trong 5 tháng đầu năm 2021. Kết quả này cũng được phản ánh trong Chỉ số Quản lý thu mua (PMI), tính đến tháng 5 năm nay là tháng thứ 8 chỉ số này tiếp tục gia tăng.

Dựa vào dữ liệu mới nhất cũng như các khó khăn phía trước, chuyên gia phân tích của UOB giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam ở mức 6.5%, phù hợp với kế hoạch của Chính Phủ là 6.0-6.5%. Dự báo này dựa trên cơ sở tăng trưởng GDP quý 2/2022 sẽ đạt 6% so với cùng kỳ năm trước và sau đó tăng lên 7.6% trong quý 3/2022.

Tuy nhiên, một số rủi ro bên ngoài đang đặt ra thách thức đối với triển vọng này, đến từ xung đột Nga-Ukraine và tác động của nó đối với giá hàng hóa (dẫn đến rủi ro lạm phát đối với nhu cầu trong và ngoài nước), gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, chính sách thắt chặt tiền tệ trên toàn cầu và rủi ro COVID-19.

Theo đó, sau khi chạm mức thấp nhất trong gần một năm 1.4% vào tháng 2, lạm phát ở Việt Nam có xu hướng tăng lên 2.86% vào tháng 5, vẫn thấp hơn mức mục tiêu 4% của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Giá năng lượng và thực phẩm toàn cầu tăng cao cũng như sự gián đoạn chuỗi cung ứng đã góp phần làm tăng mức lạm phát ở Việt Nam. Đặc biệt, chi phí liên quan đến vận tải đã tăng với tốc độ hai con số trong 14 tháng qua.

Tuy nhiên, do Việt Nam có khả năng cung cấp thực phẩm trong nước, nên áp lực tăng giá phần lớn bị chi phối bởi các thành phần liên quan đến vận tải của rổ giá tiêu dùng, chiếm khoảng 3/4 mức lạm phát cho đến nay, so với mức bình quân 50% vào năm 2021. Với xung đột Nga-Ukraine kéo dài hơn 100 ngày và sự căng thẳng cũng như các lệnh trừng phạt chưa có dấu hiệu giảm bớt, UOB dự đoán tỷ lệ lạm phát chính của Việt Nam ở mức 3.7% vào năm 2022 và tăng lên 5% vào năm 2023.

Khang Di

FILI

Các tin tức khác

>   Nợ công của Việt Nam sẽ không quá 60% GDP vào năm 2030 (21/06/2022)

>   Nhà nước sẽ đầu tư khoảng 460 ngàn tỷ đồng cho các dự án phát triển ĐBSCL (21/06/2022)

>   Chính phủ công bố quy hoạch đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 (19/06/2022)

>   Kinh tế khu vực đô thị đóng góp vào GDP cả nước đạt 75% vào năm 2025 (18/06/2022)

>   Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV: Quốc hội đã biểu quyết thông qua 05 Luật (16/06/2022)

>   Bãi nhiệm, cách chức ông Nguyễn Thanh Long: 'Rất đau xót, rất buồn', nhưng sai phạm phải xử lý (16/06/2022)

>   Chuyên gia HSBC: Lạm phát ở Việt Nam vẫn trong tầm kiểm soát (14/06/2022)

>   Rủi ro lạm phát lớn tới đâu? (15/06/2022)

>   Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị kiểm soát chặt giá xăng dầu và sách giáo khoa (14/06/2022)

>   WB: Việt Nam cần nhiều hành động để giảm áp lực lạm phát (13/06/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật