Thứ Năm, 02/06/2022 15:35

Nhịp đập Thị trường 02/06: VN-Index giảm sâu vì Large Cap, cổ bảo hiểm ngược chiều

VN-Index giảm gần 11 điểm vào cuối phiên chiều (trong phiên có lúc giảm tới 16 điểm). Diễn biến của chỉ số ngược hẳn so với ban sáng, nhưng tiếp tục được “lèo lái” bởi nhóm VN30. Khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh trong phiên chiều. Diễn biến này cũng lây lan sang 2 chỉ số chính của 2 sàn ở sở Hà Nội. Điều an ủi là tại các thời điểm chỉ số “tạo đáy”, lượng giao dịch cũng tăng mạnh.

Diễn biến giảm sâu của VN-Index được thúc đẩy bởi sự giảm giá mạnh hơn của hàng loạt largecap trên sàn HOSE, trong và ngoài nhóm VN30 trong phiên chiều. Nhìn ở góc độ nhóm ngành, ngân hàng, dầu khí, BĐS, sắt thép, sản xuất điện… là những nhóm lớn đóng góp nhiều cổ phiểu giảm sâu hơn (so với phiên sáng), thậm chí bán lẻ hay chứng khoán cũng có nhiều mã quay qua sắc đỏ. Tuy vậy, thị trường vẫn chứng kiến nhiều Large Cap tăng ngược, trong đó có không ít mã tăng cứng từ sáng như PNJ, VGC, MWG, ACB, VHC, BVH, GVR

Nhóm dầu khí nhà PVN đồng loạt giảm sâu trong phiên chiều, nhiều mã giảm hơn 3% như OIL, PVB, PVC, PVG, PVS, PVTPOWPVD cũng giảm sát 3%. GAS tuy giảm 1.7% nhưng cũng coi như giảm gấp đôi so với phiên sáng. BSR cũng không “chịu nổi nhiệt”, quay lại về tham chiếu. Cổ phiếu có nguy cơ bị hủy niêm yết là PXS ban sáng còn có lúc tăng giá, nhưng đến cuối ngày cũng giảm đến 6.1%.

ACB không còn là cổ phiếu ngân hàng duy nhất tăng giá như cuối phiên sáng, mà đã có thêm… SSB. Tính trên cả 3 sàn, nhóm ngân hàng chỉ có 2 mã tăng giá, so với 22 mã giảm giá, đa số giảm hơn 1.5%, trong đó có cả VCB, mức giảm nhìn chung đều sâu hơn so với cuối phiên sáng. Số ít còn giữ giá tại tham chiếu vào cuối ngày như CTG, TPB hay KLB.

Chỉ số HNX-Index giảm đến 1.14% vào cuối phiên chiều, nặng hơn so với các chỉ số quan trọng của 2 sàn còn lại. Điều thú vị là THD đã tăng giá tại lúc đóng cửa, nhưng chỉ số tại lúc đó không hồi được chút nào, do chịu tác động từ những Large Cap khác như CEO, PVS, NTP, IDC, MBS, PHP

Tương tự, dù nhóm cổ phiếu nhà Viettel vẫn tăng, nhưng chỉ số chính sàn UPCoM vẫn giảm sâu nhất trong ngày, khi mà MSR, OIL, SIP, SNZ… giảm mạnh hơn, thậm chí những sắc xanh ban sáng như BSR, ACV cũng không còn đạt mức tích cực như trước.

Nhóm bảo hiểm tiếp tục giữ được đà tăng giá trong phiên chiều, bất chấp thị trường ngày càng đỏ. Mức tăng bình quân ở nhóm này dù chỉ khoảng 2%, nhưng có không ít mã nổi bật hơn, ví dụ như BIG hay MIG. Ngay cả PTI còn giảm sàn, nhưng chỉ nhờ 1 deal cuối ngày là tăng ngay lại 2.2%.

Ngoài bảo hiểm, cũng có 1 số nhóm ngành khác giữ được kết quả tích cực vào cuối ngày, giống như lúc cuối phiên sáng, bao gồm bán lẻ hàng công nghệ, dệt may, thủy sản, gỗ đá nối ngoại thất, giải trí truyền thông hay cao su, dù tất nhiên ngay cả trong những nhóm này cũng có vài cổ phiếu quay đầu giảm. Cá biệt cũng có vài nhóm “mới nổi”, như chất thải & môi trường hay dịch vụ hàng không. Ngược lại, chứng khoán hay xi măng là những nhóm mất đà tăng của phiên sáng, tức cổ phiếu đã lùi về tham chiếu hay chuyển qua giảm.

Khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh trong phiên chiều, tổng cộng gần 17 triệu cổ phiếu trên cả 3 sàn (chủ yếu HOSE). HPG đã bị bán ròng lên đến gần 4.8 triệu cổ phiếu, tiếp đó là LPB (mã này cũng bị bán mạnh trong phiên sáng), STBVIC (bán chủ yếu trong phiên chiều). PNJ dù tăng giá hơn 5% nhưng khối ngoại đã chuyển qua bán ròng nhẹ. Tuy nhiên, khối ngoại cũng mua ròng mạnh ở CTG, HDB.

Phiên sáng: VN-Index giảm điểm do bị điều hướng bởi Large Cap

Chỉ số VN-Index đang tạm dừng nghỉ trưa ở dưới đường tham chiếu gần 2 điểm, sau 2 đợt trồi sụt và đổi màu liên tục trong phiên sáng. Sàn HOSE nhìn chung vẫn có hơn nửa số cổ phiếu giảm giá, nhưng mức độ giảm không sâu, thậm chí chỉ có 2 mã giảm sàn xui xẻo. Đa số nhóm ngành lớn trên HOSE chìm trong sắc đỏ, trừ nhóm chứng khoán và bán lẻ. Ở các nhóm nhỏ hơn, nổi bật lên có bảo hiểm. Khối ngoại đang gia tăng bán ròng là điểm đáng lưu ý.

Tính cả 3 sàn sáng nay, các nhóm ngành có nhiều cổ phiếu tăng giá bao gồm bảo hiểm, may mặc, bán lẻ, thủy sản, BĐS công nghiệp, chứng khoán, xi măng hay cao su. Vấn đề là ngân hàng, BĐS nhà ở, sắt thép, thực phẩm hay dầu khí vẫn là các nhóm lớn lại chìm trong sắc đỏ.

Nhóm bảo hiểm đang có không ít mã tăng hơn 3% trong sáng nay, như BVH, AIC, BIC, MIG… và nhiều mã khác tăng bên dưới mức này, giúp cả nhóm trở nên nổi bật so với đa số nhóm ngành khác trên sàn HOSE. Duy nhất có PTI giảm sàn bất ngờ tới gần 10% với thanh khoản rất thấp. Tuy nhiên nếu tính cả 3 sàn, nhóm này vẫn còn “thua” may mặc, chứng khoán, thủy sản, in ấn xuất bản hay bán lẻ, nhưng lưu ý, trong kỳ họp Quốc hội lần này cũng có nội dung liên quan đến bảo hiểm.

Số cổ phiếu tăng giá trong nhóm VN30 vẫn dừng ở con số 8 vào cuối phiên sáng nay, nhưng số mã giảm đã tăng lên 20, trong đó vẫn góp mặt hàng loạt mã vốn hóa khủng như bộ ba nhà Vin, HPG, MSN, VNM và các mã ngân hàng, thậm chí GAS cũng quay lại gia nhập “nhóm” này. Ở nhóm tăng giá, vẫn là những gương mặt được nêu từ đầu phiên sáng, như PNJ, NVL, ACB, MWG hay BVH nhưng có lẽ nhóm này không “điều khiển” được diễn biến trồi sụt của chỉ số VN30 sáng nay. Nói cách khác, dao động của chỉ số VN30 được quyết bởi diễn biến của những cổ phiểu giảm giá kia, và may thay, chỉ số lúc này đang dừng lại ngay bên dưới tham chiếu vào lúc nghỉ trưa.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục chìm trong sắc đỏ. Trên sàn HOSE, chỉ còn 1 mã tăng giá là ACB, 11 cổ phiếu khác giảm giá, trong đó có cả những mã vốn vẫn còn tăng lúc giữa phiên như VIB, OCB… Tính cả 3 sàn, nhóm này có 17/27 mã giảm giá, và vẫn chỉ có 1 mã tăng giá chính là ACB.

Tương tự, dầu khí nhà PVN, hay kể cả nhà Petrolimex, cũng đang chìm trong sắc đỏ vào cuối phiên sáng nay. GAS có lúc tăng vào giữa phiên, nhưng hiện lại quay về giảm 1,000 đồng. Nhiều tên tuổi khác trong nhà PVN giảm giá một cách “ổn định”, như PVS, PVD, PVC, OIL, POW, PVT, PVG… chỉ có mỗi BSR, hay tính thêm CNGPGS là còn giữ đà tăng trong đa số thời gian sáng nay. PLX may mắn hồi nhẹ kể từ 11h, chỉ còn giảm 200 đồng.

Khối ngoại đang bán ròng tới gần 10 triệu cổ phiếu, chủ yếu trên sàn HOSE. HPG vẫn là cổ phiếu bị bán ròng nhiều nhất, gần 2.1 triệu cp, chủ yếu bán trong nửa đầu phiên. LPB bất ngờ cũng bị họ bán ròng hơn 1 triệu cổ phiếu, diễn ra trong nửa sau của phiên sáng. NVL cũng đang bị bán ròng 1 ít. Ở phía mua ròng, đứng đầu là HDB. PNJ vốn được mua ròng khá nhiều, nhưng vào gần cuối phiên sáng lực bán từ khối ngoại tăng lên, nên lượng mua ròng không còn là bao, may thay cổ phiếu này vẫn còn tăng gần 5%.

BĐS nhà ở và BĐS khu công nghiệp có thể tạm gọi là 2 nhóm ngành tách biệt sáng nay do diễn biến trái chiều. Trong số tên tuổi bên nhóm nhà ở, chỉ có IJC tăng mạnh gần 5%, một số ít khác như NVL hay D2D đang cố duy trì đà tăng, không ít mã khác đã quay qua giảm như DXG, PDR, NTL… lại quay qua giảm giá. Ngược lại, SZC, LHG, KBC, PHR, VRG… là những tên tuổi nổi bật của nhóm khu công nghiệp tăng giá cho đến cuối phiên sáng.

Sự giằng co trên những Large Cap như THD, IDC, NTP, PVS… may thay lại khiến chỉ số HNX Index dao động ngang ngay sát đường tham chiếu kể từ 10h cho đến cuối phiên sáng. THD có lúc giảm hơn 3%, nhưng hiện chỉ còn giảm 1,5%. IDC, VCS đã nhô lên lại bên trên tham chiếu vài giá, nhưng MBS, SHS lại có xu thế giảm so với lúc giữa phiên.

Chỉ số sàn UPCoM giảm sâu hơn vào cuối phiên sáng nay, dù khó nhận biết tác động từ nhóm cổ phiếu nào. Trong số Large Cap sàn này, nhóm cổ phiếu nhà Viettel (VTP, VGI…) vẫn tăng giá khá tốt, ngoài ra còn có BSR, VGT và những mã tăng trở lại như ACV, FOX, GE2. Cổ phiếu largecap giảm đáng chú ý nhất chỉ có MSR (-3%), số khác giảm giá nhẹ.

10h30: HPG bị bán ròng mạnh

Sắc đỏ đã quay lại với VN-Index vào giữa phiên sáng nay, chỉ số có lúc giảm gần 5 điểm với hơn nửa số cổ phiếu sàn HOSE giảm giá. Nhóm ngân hàng và một số Large Cap khác trong VN30 cũng không đỡ được chỉ số khi đa số quay qua giảm giá. Tuy vậy mức giảm điểm của VN-Index sáng nay có lẽ cũng không bất ngờ, chỉ số giảm chung với đà giảm khắp các sàn châu Á, nhưng mức giảm không hề lớn.

Trong số 17 cổ phiếu niêm yết và giao dịch trên HOSE sáng nay, nhóm ngân hàng đang có 11 mã giảm giá, so với 4 mã tăng giá, diễn biến đảo ngược so với lúc đầu phiên. Cả 4 mã tăng giá vẫn là những cái tên sớm tăng từ ATO, nhưng có vẻ trụ vững đến lúc này chỉ là ACB. VCB giảm 1% không xê xích bao nhiêu so với lúc đầu phiên, bên cạnh đó có nhiều tên tuổi khác như TCB, VPB, CTG, MSB

Nhóm VN30 đang có tương quan tăng - giảm giá khá chênh lệch là 8 tăng và 19 giảm. Trong nhóm này, PNJ tăng tốt nhất, tới 6%, tiếp đó là ACBBVH cùng tăng hơn 3%. GAS đã quay trở lại với sắc xanh, nhưng NVL đã không còn tăng mạnh như lúc đầu phiên. Ở chiều giảm giá, vẫn là bộ ba nhà Vingroup, MSN, HPG và hàng loạt mã ngân hàng.

Khối ngoại đang bán ròng trên HOSE gần 5 triệu cổ phiếu, trong đó tập trung nhiều nhất là HPG (bán ròng 1.2 triệu), và có lẽ là nhân tố chính kéo giá cổ phiếu này giảm thêm 2% sáng nay.

Chỉ số HNX-Index có 1 lần giảm hơn 5 điểm, nhưng đến giữa phiên sáng nay đã hồi lại, và đi ngang bên dưới tham chiếu chỉ 1 điểm. Đáng chú ý là THD giảm hơn 3%, dù đầu phiên còn giữ giá. PVS cũng là 1 Large Cap khác giảm giá suốt nửa đầu phiên sáng. Ngược lại, không ít mã khác hồi giá trở lại, như BAB, VCS, IDC, PVI… thậm chí SHS tăng hơn 4%.

Cổ phiếu BSR vẫn tăng khá tốt, trên 3%, cộng với nhóm cổ phiếu lớn nhà Viettel xanh suốt phiên sáng, nhưng chỉ số UPCoM-Index vẫn đang chưa thấy ngừng giảm vào giữa phiên sáng nay, dù khối lượng giao dịch đã tăng lên đáng kể.

GAS tăng giá trở lại khoảng 700 đồng sau khi giảm đầu phiên, BSR tăng ổn định trên 3% nhưng không ít tên tuổi khác nhà PVN vẫn giữ nguyên sắc đỏ như PVS, PVD, PVC, PVB, OIL, POWPVT và 2 đại gia phân bón là DCMDPM cũng gia nhập nhóm giảm giá.

Mở cửa: VN-Index mở cửa ngược chiều châu Á

Chỉ số VN-Index mở cửa chỉ tăng nhẹ hơn 2 điểm, nhưng được đỡ bởi nhóm ngân hàng và 1 số Large Cap khác như NVL, MWG, PGV, FPT… Tuy nhiên nhóm dầu khí, bộ ba đai gia nhà Vingroup và 1 số Large Cap khác mở cửa trong sắc đỏ. Lưu ý, diễn biến ban đầu của chỉ số VN-Index đang ngược với rất nhiều chỉ số trên các sàn châu Á khác.

Khá nhiều cổ phiếu dầu khí nhà PVN bất ngờ giảm nhẹ ngay từ đầu phiên sau chuỗi tăng giá liên tiếp gần đây, bao gồm cả GAS (giảm 1,000 đồng/cp), PVS, PVD, PVC, PVB, OILBSR ngược lại vẫn đang tăng hơn 1% có lẽ nhờ ảnh hưởng từ thông tin về ước lợi nhuận 5 tháng.

Ngược lại, PLX không mở cửa tăng giá như kỳ vọng, hoặc đúng hơn là có vẻ như muốn chốt lời sớm sau chuỗi tăng giá khoảng 20% kể từ giữa tháng 5 đến nay. Cổ phiếu này đứng giá ATO nhưng ngay sau đó đã giảm nhẹ khoảng 500 đồng. Một số mã khác cũng trong “hệ” Petrolime cũng giảm giá nhẹ đầu phiên.

VCB tăng nhẹ 300 đồng khi mở cửa, nhưng ngay sau đó lại lùi về tham chiếu. tuy nhiên nhóm cổ phiếu ngân hàng trên sàn HOSE vẫn có thể coi là có mở đầu tích cực khi đa số tăng giá nhẹ, ví dụ như ở ACB, CTG, TCB, MBB, SHBACB hôm nay tăng tới 3% sau ATO nhờ hiệu ứng “hậu XD” (chốt quyền nhận cổ tức ngày hôm qua).

Nhóm BĐS đa số giảm nhẹ ngay từ đầu phiên, bao gồm cả bộ ba nhà Vingroup (VIC, VHMVRE), tuy nhiên vẫn có 1 số tên tuổi tăng giá ngược như DXG, CEO, DIG, D2D, IJC, DXS… và nhất là NVL, mã này tăng hơn 2% nhờ thông tin được khối ngoại bỏ vốn lớn đầu tư.

Chỉ số HNX-Index sớm chìm vào sắc đỏ ngay trước khi sàn HOSE khớp ATO, nhưng đến giờ cùng hồi về sát tham chiếu. Bất chấp nhiều Large Cap trên sàn này hiện sắc xanh sau ATO, nhưng có lẽ chỉ số chịu nhiều ảnh hưởng từ những mã có khởi đầu khá tiêu cực như THD, PVS, IDC, BAB

Nhiều cổ phiếu nhóm thủy sản tiếp tục tăng giá đầu phiên sáng nay, kéo dài chuỗi tăng bốc đầu kể từ giữa tháng 5, trong đó có VHC, IDI, ACL, ANV, CMX…, một số mã đang quay lại gần đỉnh giá cũ thiết lập hồi giữa tháng 4, ngoại trừ VHC hay nhất là ANV, là cổ phiếu đang tìm đỉnh giá cao nhất trong vòng 1 năm qua.

Hoàng Nam

FILI

Các tin tức khác

>   Vietstock Daily 02/06/2022: Dòng tiền thông minh tiếp tục tăng (01/06/2022)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 02/06/2022: Tiếp tục giằng co (01/06/2022)

>   Thị trường chứng quyền 02/06/2022: Sắc đỏ tiếp tục áp đảo? (01/06/2022)

>   Nhịp đập Thị trường 01/06: Cổ phiếu thủy sản trần hàng loạt (01/06/2022)

>   Vietstock Daily 01/06/2022: Dự kiến sẽ có rung lắc mạnh tại ngưỡng tâm lý 1,300 điểm (31/05/2022)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 01/06/2022: Khối lượng giao dịch cần có sự cải thiện (31/05/2022)

>   Thị trường chứng quyền 01/06/2022: Bên bán áp đảo trở lại (31/05/2022)

>   Nhịp đập Thị trường 31/05: Hồi phục bất thành (31/05/2022)

>   Vietstock Daily 31/05/2022: Dòng tiền thông minh gia tăng (30/05/2022)

>   Thị trường chứng quyền 31/05/2022: CNVL2203 và CMWG2203 đang được định giá hấp dẫn (30/05/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật