HPG - Đáy nằm ở đâu?
Giá cổ phiếu của CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG) liên tục đi xuống trong thời gian qua đã khiến cho giới đầu tư cảm thấy bất ngờ và lo lắng. Ngưỡng hỗ trợ nào sẽ đủ sức chặn lại đà lao dốc dài hạn hiện nay?
Xu hướng điều chỉnh dài hạn đang diễn ra
Điểm giao cắt tử thần (death cross) đã xuất hiện giữa SMA 50 ngày và SMA 200 ngày vào đầu năm 2022. Tín hiệu này cũng là dấu chấm hết cho đà tăng dài hạn diễn ra trong hơn 2 năm của cổ phiếu này.
Kể từ sau khi death cross xuất hiện, giá cổ phiếu HPG đi xuống cho đến nay. Giá cũng đồng thời nằm dưới nhóm MA dài hạn trong suốt nhiều tháng. Như vậy, xu hướng giảm vẫn tiếp tục duy trì trong dài hạn.
Đồ thị ngày giá cổ phiếu HPG giai đoạn 2021-2022. Nguồn: VietstockUpdater và MetaStock
Sóng C sẽ kết thúc ở đâu?
Head & Shoulders là dạng mẫu hình có rất nhiều lần thành công trong quá khứ ở thị trường chứng khoán Việt Nam. Khi mẫu hình này xuất hiện, rất nhiều nhà đầu tư đã lo ngại về khả năng HPG có thể giảm về vùng 23,000-25,000.
Lo ngại trên là hợp lý vì vùng này vừa là mục tiêu giá (target price) của mẫu hình vừa trùng với ngưỡng Fibonacci Projection 161.8%. Việc dùng sóng tăng trưởng (impulse wave) để đưa ra điểm kết thúc cho sóng hiệu chỉnh (corrective wave) trong trường hợp này có vẻ không hiệu quả lắm. Người viết dùng cách đơn giản hơn là lấy sóng A và sóng B trong cấu trúc A-B-C làm nền tảng tính toán để đưa ra mục tiêu dự kiến cho sóng C.
Đồ thị ngày giá cổ phiếu HPG giai đoạn 2021-2022. Nguồn: VietstockUpdater và MetaStock
Điểm xoay chuyển chiến lược sẽ là neckline của mẫu hình. Đường này đang duy trì trong vùng 37,000-38,000. Nếu giá HPG có thể tăng trưởng trở lại và phá vỡ hoàn toàn ngưỡng này thì rủi ro sụt giảm về vùng 23,000-25,000 sẽ được hạn chế. Nếu breakout không xảy ra thì rủi ro sẽ rất lớn khi mà khối lượng cũng trồi sụt khá thất thường.
Thế Phong
FILI
|