Thứ Năm, 09/06/2022 19:35

 Bài cập nhật

Góc nhìn 10/06: Giảm tỷ trọng cổ phiếu khi đến gần vùng 1,350-1,370 điểm?

Các công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng đà tăng của VN-Index sẽ vẫn còn tiếp tục nhưng chỉ số có thể sẽ trải qua một số nhịp điều chỉnh trước khi thật sự bứt phá.

Thị trường vẫn đang trong xu hướng tăng điểm

CTCK Yuanta Việt Nam: Chỉ số VN-Index có thể sẽ tăng điểm và kiểm định vùng kháng cự 1,315 – 1,328 điểm trong phiên giao dịch kế tiếp. Đồng thời, thị trường có dấu hiệu sớm thoát khỏi giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên Yuanta kỳ vọng dòng tiền ngắn hạn có thể sẽ sớm cải thiện trong vài phiên tới, nhưng dòng tiền vẫn còn phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu. Ngoài ra, Yuanta đánh giá rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức thấp và thị trường có thể chỉ xuất hiện các nhịp điều chỉnh nhẹ.

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức TĂNG. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua và gia tăng tỷ trọng cổ phiếu tại các nhịp điều chỉnh.

Thị trường vẫn khả quan

CTCK Mirae Asset: Đóng cửa trong sắc đỏ đã khiến cho điểm số đánh giá kỹ thuật ngắn hạn của VN-Index giảm nhẹ từ mức +5 xuống mức +4 điểm, nhưng vẫn giữ nguyên trạng thái đánh giá là KHẢ QUAN. P/E hiện tại của VN-Index đạt 14,1x.

Đà tăng được củng cố?

CTCK Ngân hàng Agribank (Agriseco): Về đồ thị kỹ thuật, VN-Index có tín hiệu tích cực khi xuất hiện cây nến rút chân quanh vùng hỗ trợ. Các chỉ báo MACD và RSI cũng ủng hộ đà tăng khi vẫn duy trì xu hướng đi lên. Dự báo phiên 10/6, chỉ số có thể xảy ra một vài rung lắc khi lượng cổ phiếu giá thấp T+ trước đó về tài khoản. Vì vậy, Agriseco khuyến nghị nhà đầu tư nên thận trọng quan sát, chưa nên hành động giải ngân mới mà nên chờ phản ứng rõ ràng hơn của thị trường vào các phiên đầu tuần sau.

Nhà đầu tư có thể xem xét giải ngân theo xu hướng tăng của thị trường

CTCK Đông Á (DAS): Thanh khoản thấp trong phiên điều chỉnh là một dấu hiệu tích cực vì áp lực bán ra không lớn. Cổ phiếu bất động sản và cổ phiếu khu công nghiệp tăng giá và có giao dịch sôi động. Nhìn chung sau khi VN-Index qua vùng đáy 1,170 điểm, tâm lý nhà đầu tư ổn định, đồng thời đánh giá có nhiều cơ hội đầu tư dài hạn trên thị trường hiện nay do mặt bằng định giá cổ phiếu đang hấp dẫn, trong khi triển vọng kinh tế 2022 tiếp tục tăng trưởng. Xu hướng trung hạn VN-Index có thể tiếp tục hồi phục lên vùng 1,400 điểm.

Nhà đầu tư có thể xem xét giải ngân theo xu hướng tăng của thị trường, quan tâm các nhóm ngành cổ phiếu bất động sản, bán lẻ, xây dựng hạ tầng, cổ phiếu khu công nghiệp.

Trở lại đà tăng

CTCK Asean (Aseansc): Aseansc cho rằng phiên 09/06 là một phiên ‘test cung’ sau phiên tăng mạnh ngày 08/06, do đó nhiều khả năng VN-Index sẽ tăng điểm trở lại trong phiên giao dịch tới, khi mà lượng cung giá rẻ không còn nhiều. Dự báo trong phiên giao dịch 10/06, chỉ số VN-Index có thể tăng điểm trở lại để kiểm định vùng kháng cự gần 1,310–1,315 điểm, và xa hơn là vùng kháng cự 1,320–1,325 điểm.

Rung lắc trước khi mở rộng nhịp hồi phục

CTCK KB Việt Nam (KBSV): KBSV đánh giá áp lực chốt lời ngắn hạn tại vùng giá cao đang gây cản trở đà hồi phục tích cực của chỉ số. Mặc dù VN-Index có thể còn phải trải qua các nhịp điều chỉnh rung lắc trong phiên 10/06 nhưng cơ hội mở rộng thêm nhịp hồi phục sau đó vẫn tiếp tục được đánh giá cao.

CTCK này khuyến nghị nhà đầu tư nên chốt lời từng phần vị thế ngắn hạn khi chỉ số tiếp cận vùng cản kế tiếp đối với các mã mục tiêu.

Giảm tỷ trọng cổ phiếu khi VN-Index đến gần vùng 1,350-1,370 điểm

CTCK Tân Việt (TVSI): TVSI vẫn kỳ vọng VNIndex sẽ hồi phục hướng về vùng kháng cự 1,350-1,370 điểm và các cổ phiếu sẽ ngày càng phân hóa mạnh khi có nhiều cổ phiếu hết động lực hồi phục. Do đó, đối với nhà đầu tư ngắn hạn thì các quyết định giữ tiếp tận dụng đà tăng hay bán lúc này là tùy thuộc vào trạng thái của từng cổ phiếu nhưng nên hạn chế gia tăng trạng thái và sẵn sàng quan sát để giảm tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục khi thị trường tiến gần về vùng kháng cự nêu trên.

Test lại vùng 1,300 điểm

CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS): SHS nhận định trong ngắn hạn rất có thể thị trường vẫn còn có rung lắc tiếp theo để test lại ngưỡng VN-Index 1,300 trước khi vào xu hướng bứt phá hẳn. Cụ thể, theo góc nhìn kỹ thuật và ngắn hạn, VN-Index đã vượt mốc 1,300 là mục tiêu đầu tiên sóng hồi phục b, mốc 1,300 cũng là ngưỡng cản tâm lý của VN-Index và như CTCK này nhận định thị trường đã có phiên bùng nổ vượt ngưỡng tâm lý này, tuy nhiên việc thị trường bùng nổ chưa thực sự thuyết phục nên khả năng rung lắc điều chỉnh test lại 1,300 vẫn có thể diễn ra trong thời gian tới. Nhà đầu tư ngắn hạn vẫn có thể giải ngân trong giai đoạn hiện tại đặc biệt là trong các phiên rung lắc điều chỉnh.

Thanh khoản giảm mạnh không phải tín hiệu xấu

CTCK MB (MBS): MBS cho rằng việc thanh khoản giảm mạnh không phải là tín hiệu xấu khi biên độ dao động của chỉ số VN-Index cũng khá hẹp, bên cạnh đó độ rộng thị trường cũng ở mức cân bằng. Quan trọng là dòng tiền vẫn tìm được nhiều cơ hội ở các nhóm cổ phiếu trong bối cảnh thanh khoản xuống thấp. Nhà đầu tư tiếp tục trading ở nhóm cổ phiếu đang hút được dòng tiền trong những phiên gần đây, bên cạnh đó có thể cơ cấu sang nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán,…

Thượng Ngọc

FILI

Các tin tức khác

>   Thị trường chứng khoán và công ty kiểm toán (09/06/2022)

>   Góc nhìn 09/06: VN-Index hồi phục hướng về vùng 1,350-1,370 điểm? (08/06/2022)

>   Yuanta: VN-Index sẽ tăng lên vùng 1,345-1,390 điểm trong kịch bản lạc quan (08/06/2022)

>   Góc nhìn 08/06: Tích lũy? (07/06/2022)

>   VDSC: VN-Index sẽ biến động trong vùng 1,240-1,350 điểm (07/06/2022)

>   Góc nhìn 07/06: Áp lực phân phối gia tăng? (06/06/2022)

>   Mirae Asset: VN-Index có thể trở lại vùng 1,300-1,530 điểm trong năm nay (06/06/2022)

>   SSI Research: Thị trường chứng khoán chưa có động lực tăng trưởng mạnh (06/06/2022)

>   Có nên đầu tư vào PNJ, KDH và DCM? (06/06/2022)

>   Góc nhìn tuần 06/06 - 10/06: Duy trì đà tăng ngắn hạn? (05/06/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật