Thứ Năm, 30/06/2022 10:46

Giá thức ăn chăn nuôi lại "nhảy múa"

Giá heo hơi gần đây nhích lên đáng kể nhưng giá thức ăn chăn nuôi tăng nhanh và liên tục khiến người nuôi không có lãi, thậm chí bị lỗ.

Ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động, giá heo xuất chuồng tại khu vực Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu… hiện dao động 58.000 - 59.000 đồng/kg, tăng khoảng 7.000 - 8.000 đồng/kg so với đầu tháng. Có điều giá heo tăng nhưng người chăn nuôi vẫn không có lãi, thậm chí bị lỗ, khiến nhiều người nuôi nhỏ lẻ gần như không còn mặn mà.

Theo Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, hiện người nuôi đang lỗ đến vài ngàn đồng/kg do giá thức ăn chăn nuôi thời gian qua tăng quá cao đã đẩy giá thành lên hơn 60.000 đồng/kg. Trong khi trước đó, giá thành chăn nuôi chỉ khoảng 36.000 đồng/kg, thậm chí 33.000 đồng/kg với doanh nghiệp (DN) lớn chăn nuôi theo hướng công nghiệp.

Giá thức ăn chăn nuôi lại nhảy múa - Ảnh 1.

Bên trong một nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại tỉnh Bình Dương. Ảnh: AN NA

Ông Trần Văn Thanh - chủ trại heo ở huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai - cho biết giá thức ăn chăn nuôi đã tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ. Hầu như tháng nào cũng tăng giá, thậm chí có tháng tăng đến 2 lần. Ngày 25-6 vừa có thêm đợt tăng giá mới đến vài trăm đồng/kg và đầu tháng 7 sẽ tiếp tục tăng thêm 400 đồng/kg… Diễn biến này khiến giá heo xuất chuồng tăng nhưng không theo kịp đà "nhảy múa" của giá thức ăn chăn nuôi, khiến trại heo hơn 2.000 con của ông Thanh đang bỏ trống.

Trong 2 năm qua, nhiều người nuôi heo lỗ nặng nên tình trạng bỏ chuồng tại Đồng Nai, Bình Dương… lên đến 60%-70%. Hiện nguồn cung chủ yếu từ các DN lớn với quy trình chăn nuôi khép kín, kiểm soát được dịch bệnh, chi phí đầu vào. Các DN lớn đầu tư lớn, số lượng heo tăng mạnh nên đủ sức cung cấp cho thị trường.

Trước tình trạng khó khăn của những người chăn nuôi nhỏ lẻ, ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết về lâu dài, cần giải quyết vấn đề nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, tránh lệ thuộc vào nhập khẩu như hiện nay. Từ nhiều năm qua, ngành nông nghiệp đã quy hoạch lại vùng trồng nguyên liệu bắp, mì; sử dụng nguyên liệu lúa gạo để thay thế một số nguyên liệu khác; nghiên cứu khẩu phần ăn cho ngành chăn nuôi sao cho hợp lý, chế biến phụ phẩm sẵn có trong nước…

Để giúp người chăn nuôi giảm gánh nặng về giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, theo ông Dương Tất Thắng, giải pháp trước mắt là cục đã đề xuất giảm thuế nhập khẩu đối với bắp từ 5% còn 3%, lúa mì từ 3% xuống 0%. 

Nguyễn Hải

Người lao động

Các tin tức khác

>   Giá gạo Việt trở lại đỉnh bảng, sốt cám gạo ở nhiều nước (29/06/2022)

>   Thị trường phân bón liệu còn biến động? (29/06/2022)

>   Doanh nghiệp Anh tìm đến tận ruộng mua gạo nhưng không có (27/06/2022)

>   Sức mua yếu, phân ure hạ nhiệt, DAP và kali vẫn neo cao (27/06/2022)

>   Vì đâu dân không muốn tái canh cây tỷ đô? (27/06/2022)

>   Ngành thủy sản hồi phục nhanh (23/06/2022)

>   Xuất khẩu cá tra trên đà phục hồi mạnh, dự báo đạt 2,6 tỷ USD trong năm 2022 (21/06/2022)

>   Thị trường phân bón hạ nhiệt: Xu hướng có kéo dài? (20/06/2022)

>   Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Canada tăng cao nhất trong khối CPTPP (19/06/2022)

>   Giá cá tra tăng, người nuôi lãi hơn 5.000 đồng/kg (17/06/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật