Chủ Nhật, 19/06/2022 09:00

ĐHĐCĐ GMC: Quý 2 sẽ không còn lỗ

Với con số lợi nhuận ước tính đạt được trong tháng 4 và tháng 5 là 8 tỷ đồng, CTCP Garmex Sài Gòn (HOSE: GMC) khẳng định quý 2 sẽ không còn lỗ.

ĐHĐCĐ thường niên 2022 của GMC tổ chức sáng ngày 18/06/2022

Sáng 18/06, ĐHĐCĐ thường niên 2022 của GMC đã thông qua những vấn đề quan trọng về kế hoạch và định hướng hoạt động kinh doanh trong thời gian tới.

Tại Đại hội, đánh giá tình hình lạm phát cao tại Mỹ và EU tác động đến hoạt động xuất khẩu của Công ty, ông Nguyễn Việt Cường - Thành viên HĐQT GMC cho biết xu hướng tiêu dùng tại các nước phương tây sẽ giảm mạnh, dẫn đến tồn kho gia tăng và sẽ kéo theo giảm giá đơn hàng cũng như tỷ suất lợi nhuận sẽ giảm.

Trong khi đó, đối với việc Trung Quốc đang dần mở cửa trở lại sẽ không ảnh hưởng nhiều đến Garmex do Garmex hiện đang gia công hàng, nguyên phụ liệu do khách hàng cung cấp và Công ty hiện vẫn đang đáp ứng đầy đủ các đơn hàng.

Với tình hình trên, ông Cường đưa ra chiến lược kinh doanh trong thời gian tới: “Trong tương lai, Garmex vẫn duy trì ngành may mặc, xây dựng trung tâm phát triển sản phẩm để sử dụng mặt bằng hiện có tại 213 Hồng Bàng với chức năng phát triển sản phẩm mới, đầu tư cho Lean – Automation, tối ưu hóa các hoạt động vì nếu gia công thì lợi nhuận chỉ ở mức 5-8%/doanh thu.”

Kế hoạch kinh doanh năm 2022 của GMC. Đvt: Tỷ đồng

Trong năm 2022, GMC dự kiến đạt doanh thu 620 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 60 tỷ đồng. So với kết quả 2021, Công ty đặt mục tiêu doanh thu giảm 42% nhưng kỳ vọng lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 9%.

Lý giải việc đặt kế hoạch doanh thu năm 2022 giảm mạnh so với nền thấp của năm 2021, bà Nguyễn Minh Hằng - Phó Tổng Giám đốc chỉ ra, năm 2020 khi dịch bệnh COVID-19 mới bắt đầu bùng phát, Công ty thiếu đơn hàng nên đã chuyển hai nhà máy Quảng Nam và Tân Mỹ sang gia công hàng trong nước và 2 nhà máy này đã có hiệu quả, đóng góp vào kết quả kinh doanh năm 2021. Khi xây dựng kế hoạch năm 2021, Công ty gặp áp lực giảm giá từ đơn hàng may mặc, nếu tiếp tục sản xuất sẽ lỗ, Công ty đã đàm phán nhưng không được sự chấp thuận từ khách hàng. Do đó, một số đơn hàng đã bị khách hàng chuyển đi, nên khi xây dựng kế hoạch năm 2022, Công ty đang chưa có đơn hàng may mặc, các nhà máy phải sản xuất đơn hàng gia công, không có giá trị nguyên phụ liệu, dẫn đến doanh thu thấp hơn so với đơn hàng FOB. Hiện Công ty đang có đơn hàng gia công đến tháng 6/2023.

Trong quý 1/2022, GMC lỗ ròng hơn 8 tỷ đồng do đơn hàng xuất khẩu giảm trong khi phải chuyển gia công may trong nước và năng suất chưa đạt theo lộ trình.

Chia sẻ về kết quả kinh doanh quý 2, ông Cường cho biết quý 2 sẽ không còn lỗ như quý 1 với con số lợi nhuận ước tính đạt được trong tháng 4 và tháng 5 là 8 tỷ đồng.

Về kế hoạch phân phối lợi nhuận, GMC dự kiến chia cổ tức năm 2022 tỷ lệ từ 10-20%. Mức cổ tức năm 2021 của GMC là 50% bằng tiền (5,000 đồng/cp), đây là mức cổ tức cao nhất từ kể từ khi thành lập của Công ty. Trong đó, Công ty đã tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2021 bằng tiền tỷ lệ 20% và sẽ chi trả cổ tức còn lại năm 2021 với tỷ lệ  30% bằng tiền trong quý 3/2022.

Bên cạnh đó, Công ty cũng trình cổ đông phê duyệt ngân sách đầu tư cho năm 2022 với việc vay ngân hàng 700 tỷ đồng để tài trợ vốn hoạt động và dành 200 tỷ đồng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

Giải đáp thắc mắc của cổ đông về việc GMC vay ngân hàng đến 700 tỷ đồng, ông Cường bày tỏ: “Đây chỉ là hạn mức các ngân hàng cấp cho GMC. Hằng năm, Công ty phải có văn bản phê duyệt của cổ đông về phương án vay vốn để Ngân hàng duy trì hạn mức này. Thực tế Công ty không vay đến mức đó với số dư khoản vay Ngân hàng của Công ty trên báo cáo tài chính rất thấp và nhu cầu vay vốn của Công ty không cao như vậy khi Công ty vẫn có tiền mặt nhiều.

Hơn nữa, Công ty cũng được vay với lãi suất ưu đãi, mức lãi suất phải trả vẫn thấp hơn mức của thị trường. Do vậy, các cổ đông không cần phải lo lắng.”

Về phương án Công ty sử dụng vốn 200 tỷ đồng để đầu tư trong năm 2022, đại diện GMC cho biết định hướng của việc đầu tư này để mua nhà máy tại vùng 3 và vùng 4 để Công ty giảm thiểu áp lực về tiền lương của nhà máy ở vùng 1. Ngoài ra, Công ty cũng muốn cải tạo máy móc, thiết bị.

Trong đó, Công ty đã xây dựng trung tâm 213 Hồng Bàng và tiếp tục dành khoảng 23 tỷ đồng trong năm nay để phát triển trung tâm này. Đến tháng 07-09/2022 thì việc xây dựng trung tâm 213 Hồng Bàng sẽ hoàn thành và Công ty sẽ tập trung bộ máy phát triển sản phẩm hàng may mặc thời trang. Song song đó, Công ty cũng tập trung cải tạo nhà xưởng An Nhơn, An Phú do các hệ thống làm mát đã xuống cấp khiến tình trạng ẩm mốc hàng hóa rất nhiều. Công ty cũng mở rộng thêm nhà máy Quảng Nam để nâng công suất tại nhà máy này, và dành khoảng 70 tỷ đồng để mua nhà máy tại vùng 3, vùng 4.

Ngoài ra, HĐQT sẽ trình cổ đông chấp thuận hợp đồng, giao dịch giữa GMC với người có liên quan. Đối tượng là Công ty TNHH May Tân Mỹ, Công ty TNHH Garmex Quảng Nam và Công ty Gilimex.

Hợp đồng liên quan đến các giao dịch gia công sản phẩm may và cho thuê máy móc thiết bị, nhà xưởng, vận chuyển, mua bán công cụ dụng cụ, nguyên phụ liệu ngành may. Giá trị thực hiện hợp đồng, giao dịch bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản GMC.

Khang Di

FILI

Các tin tức khác

>   EMC: BCTC Quý 03.2020 (21/10/2020)

>   EMC: BCTC Quý 04.2020 (21/01/2021)

>   ELC: BCTC Quý 03.2020 (28/10/2020)

>   ELC: BCTC Quý 03.2020 (28/10/2020)

>   ELC: BCTC Quý 01.2021 (29/04/2021)

>   ELC: BCTC Quý 01.2021 (25/05/2021)

>   ELC: BCTC Quý 02.2021 (30/07/2021)

>   ELC: BCTC Quý 02.2021 (30/07/2021)

>   ELC: BCTC Quý 02.2021 (25/08/2021)

>   ELC: BCTC Quý 02.2021 (25/08/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật