Thứ Sáu, 03/06/2022 11:16

Đặt cược vào các canh bạc mạo hiểm, quỹ Tiger Global lỗ 52% từ đầu năm

Bức tranh kinh doanh của quỹ quản lý 75 tỷ USD Tiger Global Management đang ngày càng ảm đạm hơn, với khoản lỗ lên tới 52% từ đầu năm 2022.

Quỹ đầu cơ Tiger Global báo lỗ 14.2% trong tháng 5/2022, vì khoản lỗ ở một số cổ phiếu và việc ghi nhận giảm giá trị đáng kể ở các tài sản tư nhân, theo lá thư gửi nhà đầu tư của Tiger Global. Trong khi đó, quỹ chỉ ở vị thế mua (long-only fund) của Tiger lỗ 20.6% trong tháng 5, nâng tổng mức lỗ từ đầu năm lên 61.7%.

Khi thị trường chứng khoán lao dốc, các khoản cược mạo hiểm có thanh khoản thấp của Tiger Global chiếm tỷ trọng quá cao trong danh mục và vì thế việc thoái vốn sẽ không hề dễ dàng. Do đó, quỹ này nói với nhà đầu tư rằng nếu họ muốn rút vốn, các khoản đầu tư vào doanh nghiệp tư nhân sẽ được đặt vào một tài khoản tách biệt và sẽ được bán ra sau này. Để giữ chân khách hàng, Tiger Global giảm phí quản lý khoảng 0.5 điểm phần trăm xuống 1% cho tới tháng 12/2023.

“Chúng tôi nghiêm túc nhìn nhận rằng thành tích gần đây không khớp với các tiêu chuẩn mà chúng tôi đặt ra trong 21 năm qua và cũng không đúng với mong đợi của các bạn”, Tiger Global viết trong lá thư gửi cho nhà đầu tư. “Đội ngũ của chúng tôi vẫn rất quyết tâm lấy lại những gì đã mất”.

Trước đó, các nhà quản lý quỹ thuộc Tiger Cubs đã kiếm lời hàng tỷ USD nhờ cơn sốt cổ phiếu công nghệ. Vài năm gần đây, các nhà quản lý này đã thêm vào danh mục các khoản đầu tư mạo hiểm, có thanh khoản kém, với hy vọng có thể tận dụng lúc thị trường hưng phấn với các đợt IPO nóng sốt. Thay vào đó, thị trường lại đột ngột đảo chiều trong quý 1/2022 và “thổi bay” thành tích nhiều năm qua của Tiger Global. Chỉ số công nghệ Nasdaq Composite mất 23% từ đầu năm 2022, trong khi S&P 500 hạ 14%.

Để bù đắp cho chuyện phải để các khoản đặt cược kém thanh khoản ra tài khoản riêng, Tiger cho phép khách hàng rút vốn với tỷ lệ cao hơn, bất chấp các điều khoản “giam vốn”. Các khách hàng có thể rút tới 33% khoản đầu tư của họ trong năm nay, tăng từ mức 25% đối với quỹ đầu cơ và 20% đối với các sản phẩm chỉ ở vị thế mua (long-only). Các biện pháp này chỉ được áp dụng tạm thời, theo Tiger Global.

Quỹ đầu cơ thuộc Tiger cũng điều chỉnh về phí thành tích. Theo đó, họ sẽ tính phí thành tích 10% trên các khoản lãi, thay vì 20% trước đó, cho tới khi Tiger Global lấy lại hơn 100% lượng tiền mặt đã mất của nhà đầu tư trong năm nay.

Tính tới ngày 31/03, các cổ phiếu có thành tích tệ nhất của Tiger bao gồm Snowflake, Crowdstrike Holdings, RingCentral và Workday. Tất cả đều giảm ít nhất 20% trong tháng vừa qua.

Quỹ đầu cơ của Tiger Global cũng thua lỗ trong tất cả tháng của năm 2022, trên đà ghi nhận thành tích năm tồi tệ nhất trong lịch sử. Tính tới tháng 4/2022, cú giảm 44% của quỹ đầu cơ, cùng với các khoản lỗ từ các sản phẩm ở vị thế mua và sản phẩm mua chéo (crossover) đã “cuốn bay” 16 tỷ USD. Năm 2021, quỹ này ghi nhận mức lỗ 7%.

Bất chấp khoản lỗ nặng, quỹ đầu cơ của Tiger vẫn chứng kiến dòng vốn vào gấp 5 lần lượng vốn bị yêu cầu rút ra, theo nguồn tin thân cận. Dòng vốn vào đến từ các khách hàng bên ngoài và người nội bộ của Tiger, bao gồm cả nhà sáng lập Chase Coleman và đối tác Scott Shleifer.

Công ty “có đủ nguồn lực để giảm phí mà không gây tác động tiêu cực tới chất lượng nghiên cứu hay sự tập trung của chúng tôi tới việc thu được nhiều lợi ích nhất từ việc thoái các khoản đầu tư tài sản tư nhân. Cả hai yếu tố này đều rất quan trọng với Tiger Global”, Tiger viết cho nhà đầu tư.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI

Các tin tức khác

>   Trung Quốc tuyên án tử hình quan chứng khoán nhận hối lộ hàng chục triệu USD (03/06/2022)

>   Dow Jones tăng hơn 400 điểm, Nasdaq Composite vọt hơn 2% (03/06/2022)

>   Jamie Dimon: Hãy chuẩn bị cho cơn bão kinh tế từ Fed và cuộc chiến Nga-Ukraine (02/06/2022)

>   Chuyên gia: 'Thị trường chứng khoán đã không còn là sòng bạc' (02/06/2022)

>   Phố Wall giảm điểm trong phiên đầu tháng 6 (02/06/2022)

>   Dow Jones giảm 200 điểm khép lại tháng 5 đầy biến động (01/06/2022)

>   'Đói' vốn, các startup công nghệ Trung Quốc phải giảm mạnh mức định giá để niêm yết cổ phiếu (28/05/2022)

>   Dow Jones và S&P 500 có tuần tăng mạnh nhất kể từ tháng 11/2020 (28/05/2022)

>   Dow Jones tăng phiên thứ 5 liên tiếp (27/05/2022)

>   Dow Jones tăng hơn 450 điểm (26/05/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật