Thứ Bảy, 25/06/2022 20:38

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt

Chủ tịch Quốc hội vừa ký ban hành Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.

Mục tiêu đầu tư Dự án nhằm đồng bộ với đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, cảng hàng không quốc tế Long Thành, phát huy tối đa tiềm năng của cảng biển Cái Mép - Thị Vải, tạo dư địa, động lực, không gian phát triển vùng Đông Nam Bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại.

Với khoảng 53,7 km, dự án được chia thành 3 dự án thành phần theo hình thức đầu tư công. Sơ bộ nhu cầu sử dụng đất khoảng 519,64 ha, với tổng mức đầu tư 17.837 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 là 14.270 tỷ đồng. Nguồn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2026 - 2030 là 3.567 tỷ đồng.

Về tiến độ, dự án được chuẩn bị đầu tư, thực hiện từ năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2025 và hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ toàn dự án năm 2026.

Đáng lưu ý, việc triển khai, thực hiện dự án được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt. Cụ thể, Chính phủ chỉ đạo Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các Bộ, ngành, các địa phương liên quan xây dựng phương án thu hồi vốn đầu tư Dự án hoàn trả vào ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo tỷ lệ vốn góp đầu tư Dự án.

Trường hợp điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án trong thời gian Quốc hội không họp, Quốc hội ủy quyền Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định; trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định và quyết định đầu tư các dự án thành phần được thực hiện tương tự như đối với dự án nhóm A theo quy định của pháp luật về đầu tư công…

Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội trong việc tổ chức thực hiện, quản lý và khai thác, vận hành dự án theo đúng Nghị quyết này và quy định của pháp luật có liên quan, bảo đảm tiến độ, chất lượng công trình; tính toán phạm vi và tổng mức đầu tư các dự án thành phần trong bước báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án theo quy định của pháp luật, bảo đảm tiết kiệm, chống lãng phí.

Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm trong việc phân cấp cho các địa phương làm cơ quan chủ quản thực hiện các dự án thành phần theo Nghị quyết của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm tiến độ, chất lượng của các dự án thành phần đó.

Các địa phương chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc bảo đảm nguồn vốn và tiến độ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án. Trường hợp chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn của địa phương tăng hoặc giảm so với chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án, địa phương đó có trách nhiệm cân đối nguồn vốn từ ngân sách địa phương theo tỷ lệ vốn góp chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án.

Luân Dũng

Tiền phong

Các tin tức khác

>   Nhận diện "vùng trũng" thị trường bất động sản Bình Dương (27/06/2022)

>   Sẽ có tiêu chuẩn quốc gia đối với loại hình nhà ở riêng lẻ (23/06/2022)

>   Tân Uyên tập trung hoàn thiện quy hoạch, sẵn sàng lên thành phố (23/06/2022)

>   Điều chỉnh quy hoạch phá nát hạ tầng: Sửa sai thế nào? (21/06/2022)

>   Gỡ điểm nghẽn về đất đai trong cổ phần hóa doanh nghiệp (19/06/2022)

>   Cấp bách làm đường sắt TP.HCM - Cần Thơ để đột phá kinh tế toàn vùng (17/06/2022)

>   Quốc hội đồng ý đầu tư 3 dự án cao tốc phía Nam với tổng mức đầu tư hơn 84 ngàn tỷ (16/06/2022)

>   Thu hút ''đại bàng'', các khu công nghiệp cần có hệ sinh thái dịch vụ đồng bộ (10/06/2022)

>   Khắc phục tình tình trạng "lệch pha" trong đầu tư cao tốc (09/06/2022)

>   Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: Tất cả các dự án lớn đều phải điều chỉnh giá (09/06/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật