Thứ Bảy, 14/05/2022 11:14

Xăng liệu có tăng tiếp?

Từ ngày 1/4, dù mỗi lít xăng dầu đã được giảm 50% thuế bảo vệ môi trường nhưng đến nay giá xăng vẫn liên tục tăng cao và lập mốc kỷ lục sau kỳ điều chỉnh ngày 11/5.

PGS-TS Nguyễn Thưởng Lạng, ĐH Kinh tế Quốc dân cho rằng, trong bối cảnh giá xăng dầu còn nhiều biến động, cơ quan điều hành cần có cơ chế điều chỉnh linh hoạt hơn như tiếp tục giảm thuế, phí, thậm chí chấp nhận hoà vốn, giảm thu ngân sách. Đồng thời, các cơ quan này có trách nhiệm chống găm hàng, đầu cơ, mở kho dự trữ xăng dầu, tăng sản lượng xăng dầu từ các nhà máy lọc dầu trong nước, mở rộng nhập khẩu xăng dầu từ các đối tác mới.

Về lâu dài, ông Lạng cho rằng, cơ quan quản lý cần chiến lược ổn định bền vững giá xăng dầu, bổ sung quy định pháp luật về an ninh năng lượng nói chung và xăng dầu nói riêng. Trong đó, chiến lược cần bảo đảm nguồn dự trữ dài hạn, tăng quy mô dự trữ và năng lực ổn định đạt ít nhất 6 tháng.

Ông Lạng đề xuất, Việt Nam nên tìm kiếm thêm các kênh nhập khẩu (từ thị trường ngách, tiểu ngạch từ các nước trong và ngoài khu vực). Việc mở rộng số đầu mối nhập khẩu sẽ giúp Việt Nam tránh bị tác động của nhóm đầu mối lớn. Ngoài ra, Chính phủ cần kêu gọi người dân, doanh nghiệp tiết kiệm xăng dầu, sử dụng xăng dầu hiệu quả.

Theo TS Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê, xăng dầu tăng giá gần 50% so với cùng kỳ năm trước là nguyên nhân lớn kéo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 4 tháng đầu năm tăng 2,1%. Nếu giá xăng dầu tiếp tục tăng cao sẽ kéo theo chỉ số tăng giá của tất cả các ngành khác, nhất là lĩnh vực giao thông vận tải.

TS Nguyễn Bích Lâm khuyến nghị, Bộ Công Thương có giải pháp tổng thể đảm bảo đầy đủ nguồn cung xăng dầu dài hạn hơn. Về phía Bộ Tài chính, cơ quan này cần rà soát và tính toán lại các mức chi phí trong cơ cấu tính giá cơ sở mặt hàng xăng dầu và các loại thuế, phí nhằm bảo đảm tính đúng, tính đủ, hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, người tiêu dùng và doanh nghiệp sử dụng xăng dầu.

Theo các chuyên gia, giá xăng dầu thế giới trong thời gian tới sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, rất khó lường khi Liên minh châu Âu (EU) đưa ra đề xuất cấm vận đối với các sản phẩm xăng dầu từ Nga. Ngoài ra, các nước OPEC+ không tăng sản lượng so với kế hoạch như đề xuất của EU gây lo ngại về nguồn cung xăng dầu cho thị trường. Dự báo giá xăng dầu thế giới tiếp tục tăng, gây áp lực cho giá xăng dầu trong nước.

Nhóm PV Kinh tế

Tiền phong

Các tin tức khác

>   Dầu Brent có tuần giảm đầu tiên trong 3 tuần bất chấp đà tăng trong phiên (14/05/2022)

>   Phương Tây cân nhắc thành lập "CLB mua dầu" gây sức ép lên OPEC (13/05/2022)

>   Dầu WTI quay đầu tăng do lo ngại về nguồn cung (13/05/2022)

>   Nga ngừng xuất khẩu khí đốt sang châu Âu qua đường Ba Lan (12/05/2022)

>   Doanh nghiệp xi măng đồng loạt tăng giá bán vì than “phi mã” (12/05/2022)

>   Có nên giảm thêm thuế, phí để hạ nhiệt giá xăng? (12/05/2022)

>   Dầu khởi sắc sau khi sụt gần 10% trong 2 phiên trước đó (12/05/2022)

>   Giá xăng tiếp tục tăng mạnh, xăng RON95 lên sát mốc 30,000 đồng/lít (11/05/2022)

>   Giá xăng tại Mỹ cao kỷ lục (11/05/2022)

>   Dầu WTI về sát mốc 100 USD/thùng do lo ngại về kinh tế (11/05/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật