Thứ Sáu, 06/05/2022 15:09

Từ thẻ tín dụng cho người bình dân đến tương lai hệ sinh thái tiêu dùng - bán lẻ

Tại Đại hội cổ đông thường niên mới đây, Tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng - bán lẻ Masan bất ngờ công bố kế hoạch mở mới 1 triệu thẻ tín dụng thông qua hợp tác với các ngân hàng đối tác trong năm nay.

Cộng hưởng cùng Fintech

Để thực hiện tham vọng trên, Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) cũng đồng thời công bố thương vụ mua 25% cổ phần của Trusting Social, một cái tên rất quen thuộc với các tổ chức tín dụng trong vài năm trở lại đây. Không chỉ ở thị trường Việt Nam, fintech chấm điểm tín dụng này còn cung cấp dữ liệu chuyên sâu về tín dụng của hơn 1 tỷ người dùng cho hơn 170 tổ chức tài chính ở thị trường Indonesia, Ấn Độ và Philippines.

Bên cạnh việc cơ quan quản lý cho phép thực hiện việc định danh điện tử eKYC, dữ liệu đánh giá từ Trusting Social đã giúp rút ngắn đáng kể thời gian chờ đợi của khách hàng, nhờ sự phát triển về mặt công nghệ dữ liệu và phân tích dữ liệu.

Về mặt sản phẩm, khách hàng là người tiêu dùng là người được hưởng lợi đầu tiên khi sở hữu thẻ tín dụng “3 trong 1”. Người dùng thẻ Masan hẳn nhiên được hưởng lợi trong hệ sinh thái bán lẻ tiêu dùng của tập đoàn này thông qua chương trình khách hàng thân thiết. Đây cũng là mô hình cơ bản mà nhiều tập đoàn lớn trên thế giới triển khai thành công, giúp giữ chân khách hàng trong hệ sinh thái rộng khắp của mình.

Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT của Masan cho biết việc hợp tác với Trusting Social sẽ tạo ra giá trị lớn khi giúp từng khách hàng của Masan nói riêng và xã hội nói chung, tăng cường khả năng tiếp cận các sản phẩm tài chính với chi phí thấp nhất. “Điều này không chỉ tạo ra giá trị không chỉ cho người tiêu dùng của Masan, mà còn tạo ra giá trị cho toàn xã hội”, ông Quang nhấn mạnh tham vọng của Masan.

Tiến sĩ Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch HĐQT Masan

Lãnh đạo Masan đặt tầm nhìn này trong bối cảnh độ phủ sản phẩm tài chính của thị trường Việt Nam vẫn còn rất thấp, với khoảng chỉ 2.4% dân số được tiếp cận với các sản phẩm bảo hiểm, còn tỷ lệ sử dụng thẻ tín dụng chỉ mới đạt khoảng 4%.

Tại thị trường Việt Nam, số lượng thẻ tín dụng và các giao dịch qua thẻ vẫn đang tăng trưởng nhanh chóng. Tính đến hết năm 2021, số lượng thẻ phát hành mới tăng 28% và tổng doanh số sử dụng thẻ đạt hơn 224.000 tỉ đồng, tăng 33% so với năm trước. Tuy nhiên, quy mô này được cho là vẫn còn rất khiêm tốn so với con số tiêu dùng của người Việt, mặt khác, sự sôi nổi đa phần chỉ tập trung ở các thành phố lớn, nơi có thị trường tiêu dùng mạnh mẽ.

Bài toán phát hành thẻ ở khu vực nông thôn thì khó khăn hơn nhiều, một phần vì nhà băng chưa đủ độ phủ bán lẻ. Mặt khác, các ngân hàng cũng không đủ dữ liệu để chấm điểm tín dụng, yếu tố quyết định đến việc xét duyệt khoản vay cho cá nhân và đoanh nghiệp, vì đa phần vẫn còn sử dụng tiền mặt để mua sắm, tiêu dùng. Điều này khiến cho chi phí triển khai các sản phẩm tài chính truyền thống ở nông thôn cao hơn thành thị. Cũng vì thiếu vắng các tổ chức tài chính, người dân thường sử dụng các sản phẩm tài chính phi chính thức, trong đó có cả hình thức tín dụng đen với lãi suất rất cao.

Do đó, các fintech với khả năng phân tích dữ liệu như Trusting Social được xem là lời giải phù hợp cho bài toán trên. Với dữ liệu dồi dào từ nền tảng bán lẻ tiêu dùng trực tuyến và nền tảng offline của WinMart/WinMart+, bức tranh sản phẩm của Masan trong thị trường tài chính bắt đầu dần trở nên rõ ràng hơn.

 

Sản phẩm hợp tác đầu tiên được giới thiệu là thẻ tín dụng EVO kết hợp với ngân hàng đối tác, tích hợp cả chức năng thành viên thân thiết của hệ thống bán lẻ WinMart/WinMart+ và nhà mạng Reddi của Masan. Kết quả đã có 2,694 thẻ EVO được mở thành công khi truy cập vào https://masan.goevo.vn/ tại sự kiện, với tổng hạn mức đã phát hành lên đến 815 tỉ đồng chỉ trong vòng 3 phút bắt đầu mở đăng ký.

Con số mở thẻ chỉ tốn 3 phút kỷ lục này cho thấy tốc độ mở thẻ ngày nay đã khác xưa rất nhiều. Thay vì mô hình phát hành thẻ tín dụng truyền thống kéo dài từ 7-14 ngày như trước đây, tùy thuộc vào chất lượng hồ sơ mở thẻ và quy trình nội bộ của các ngân hàng, thì ngày nay thời gian mở thẻ giảm đáng kể nhờ sự hỗ trợ của công nghệ.

Từ EVO đến tương lai hệ sinh thái tài chính

Theo ông Danny Le, Tổng giám đốc Tập đoàn Masan, có đến 80% khách hàng hiện hữu của Masan vẫn đang sử dụng tiền mặt. Một con số tương tự ở mức cao không kém là tỷ lệ người dân sống ở nông thôn chưa được tiếp xúc mạng lưới và sản phẩm tài chính. Còn nếu phân tích hệ thống bán lẻ hiện đại của Masan, có thể thấy những người trẻ Gen Z (sinh năm 1996 trở đi) chiếm phần lớn doanh số, có hầu bao và nhu cầu tiêu dùng cao trong tương lai. Vì vậy, dư địa để Masan phát triển các sản phẩm tài chính là còn rất lớn.

Trước khi công bố lấn sân sang lĩnh vực tài chính, Masan thực tế đã xây dựng nhiều trụ cột và nền tảng Point of Life được xem là “đòn bẩy” quan trọng. Hiện Masan đang triển khai đẩy mạnh mô hình “Mini Mall”, một trung tâm mua sắm thu nhỏ, tích hợp nhiều sản phẩm, dịch vụ cơ bản tại điểm bán WinMart+ duy nhất, trong đó sản phẩm tài chính cũng được xem là chủ lực.

Chia sẻ tại đại hội, ông Danny Le cho biết các cửa hàng thí điểm đã tăng lưu lượng khách hàng hơn 30% và giảm doanh thu để đạt điểm hòa vốn đi 45%, giúp Masan tự tin có thể mở rộng mô hình này trên cả nước, đạt mục tiêu 30,000 cửa hàng trong tương lai.

Giống như khối ngân hàng bán lẻ, việc mở rộng số lượng cửa hàng bán lẻ hàng tiêu dùng giúp bổ sung giá trị cho mảng dịch vụ sản phẩm tài chính. “Việc mở rộng cửa hàng bán lẻ thành công sẽ là nền tảng quan trọng giúp Masan tiến đến cung cấp sản phẩm và dịch vụ online một cách có lợi nhuận”, Tổng giám đốc Masan chia sẻ.

Tập khách hàng mới và cũ cũng sẽ được Masan đẩy mạnh khai thác dưới sức mạnh của công nghệ. Ngược lại, công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) và Máy học (ML) sẽ cho phép Masan hiểu được người tiêu dùng cũng như thiết kế một chương trình khách hàng thân thiết hiệu quả, giúp gia tăng tương tác với khách hàng.

Masan xây dựng hệ sinh thái Tiêu dùng - Công nghệ Point of Life

Khả năng mở rộng sản phẩm tài chính của Masan là còn rất lớn. Trên thực tế, EVO chỉ là sản phẩm thẻ tín dụng đầu tiên, Masan sẽ tiếp tục hợp tác với nhiều tổ chức, định chế tài chính khác để mở rộng dải sản phẩm, từ đó mang đến nhiều lựa chọn hơn cho người tiêu dùng. Ông Nguyễn An Nguyên, nhà sáng lập và điều hành Trusting Social cho biết các sản phẩm trong tương lai sẽ còn nhiều loại hình khác như dịch vụ mua trước – trả sau (BNPL) hay cho vay tiền mặt hay đồng tài trợ.

Cùng với độ phủ rộng khắp, việc hợp tác giữa Masan, nền tảng bán lẻ O2 (cả online và offline), cùng với các ngân hàng được kỳ vọng sẽ đáp ứng kỳ vọng mục tiêu phát triển tài chính toàn diện mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra, tức là người dân ở vùng sâu vùng xa cũng có thể tiếp cận được các sản phẩm tài chính toàn diện.

FILI

Các tin tức khác

>   TIG: Báo cáo tài chính quý 1/2022 (06/05/2022)

>   TIG: Báo cáo tài chính quý 1/2022 (công ty mẹ) (06/05/2022)

>   TFC: Báo cáo tài chính quý 1/2022 (06/05/2022)

>   SDC: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 (06/05/2022)

>   WSS: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 (06/05/2022)

>   THD: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 (06/05/2022)

>   THD: Báo cáo tài chính quý 1/2022 (công ty mẹ) (06/05/2022)

>   MST: Báo cáo tài chính quý 1/2022 (công ty mẹ) (06/05/2022)

>   THD: Báo cáo tài chính quý 1/2022 (06/05/2022)

>   MST: Báo cáo tài chính quý 1/2022 (06/05/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật