Thứ Ba, 24/05/2022 09:06

Thế giới mất 112 triệu việc làm trong quý I

Theo báo cáo mới của ILO, số giờ làm việc trên toàn cầu đã giảm xuống trong quý I/2022, tương đương với mức thâm hụt 112 triệu việc làm toàn thời gian.

Theo báo cáo mới của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), các cuộc khủng hoảng trên toàn cầu khiến công cuộc phục hồi thị trường lao động suy giảm rõ rệt. Cùng với đó là sự gia tăng bất bình đẳng trong nội tại và giữa các quốc gia.

Theo báo cáo, sau khi đạt được những thành tựu đáng kể trong quý IV/2021, số giờ làm việc trên toàn cầu của quý I/2022 đã giảm xuống, thấp hơn 3,8% so với mức trước khủng hoảng (quý IV/2019). Con số này tương đương với mức thâm hụt 112 triệu việc làm toàn thời gian.

Điều này thể hiện mức giảm đáng kể so với các số liệu mà ILO đã công bố vào tháng I/2022.

Mất việc làm ảnh 1

Các cuộc khủng hoảng trên toàn cầu khiến công cuộc phục hồi thị trường lao động thế giới suy giảm rõ rệt. Ảnh: Reuters.

Khủng hoảng nối khủng hoảng

Theo ILO, những cuộc khủng hoảng toàn cầu mới và có tác động qua lại với nhau, bao gồm lạm phát (đặc biệt là giá năng lượng và thực phẩm), bất ổn tài chính, nguy cơ vỡ nợ và gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu trở nên trầm trọng hơn do chiến tranh ở Ukraine.

Điều này đồng nghĩa với việc thời giờ làm việc đứng trước nguy cơ giảm sâu hơn nữa trong năm 2022, cũng như để lại các tác động lớn hơn đối với thị trường lao động toàn cầu trong những tháng tới.

Theo báo cáo, sự khác biệt lớn và ngày càng tăng giữa các nền kinh tế vẫn là đặc điểm nổi bật của công cuộc phục hồi này. Những nước thu nhập cao ghi nhận sự phục hồi về số giờ làm việc trong quý đầu năm 2022.

Tuy nhiên, trong cùng thời kỳ, các nền kinh tế có thu nhập thấp và trung bình thấp hơn lại phải đối mặt với nhiều trở ngại, với tổng số giờ làm việc vẫn thấp hơn mức tiền khủng hoảng lần lượt là 3,6% và 5,7%. Báo cáo của ILO cho rằng những xu hướng cách biệt này có thể sẽ còn xấu đi trong quý II/2022.

Mất việc làm ảnh 2

Cuộc khủng hoảng Ukraine đã làm trầm trọng những đứt gãy trong sản xuất và thương mại, dẫn đến giá cả tăng cao, ảnh hưởng nặng nề đến các hộ gia đình nghèo và doanh nghiệp nhỏ. Ảnh: Reuters.

Ở một số nước đang phát triển, các chính phủ ngày càng gặp khó do thiếu không gian tài khóa và những thách thức về tính bền vững của các khoản nợ, trong khi các doanh nghiệp phải đối mặt với những bất ổn kinh tế, tài chính, còn người lao động vẫn không được tiếp cận đầy đủ các chế độ an sinh xã hội.

Hơn 2 năm kể từ khi đại dịch bùng phát, nhiều người lao động vẫn đang phải hứng chịu những tác động đối với thị trường lao động.

Thu nhập từ lao động vẫn chưa phục hồi đối với đa số người lao động. Năm 2021, khoảng 3/5 số người lao động sinh sống ở các quốc gia mà thu nhập từ lao động chưa được khôi phục lại mức từng ghi nhận trong quý IV/2019.

Khoảng cách giới trong số giờ làm việc cũng gia tăng trong thời kỳ đại dịch. Số lượng công việc cần tuyển người tăng vọt tại các nền kinh tế tiên tiến tại thời điểm cuối năm 2021 và đầu năm 2022 khiến thị trường lao động bị siết chặt.

Nhưng nhìn chung, theo ILO, không có bằng chứng chắc chắn nào cho thấy thị trường lao động đang phát triển quá nóng, bởi số lượng lao động thất nghiệp và lao động không được tận dụng đầy đủ tiềm năng vẫn ở mức đáng kể tại nhiều quốc gia.

Thâm hụt 112 triệu việc làm

Cuộc khủng hoảng Ukraine đã làm trầm trọng những đứt gãy trong sản xuất và thương mại, dẫn đến giá lương thực và hàng hóa tăng cao, ảnh hưởng nặng nề đến các hộ gia đình nghèo và doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt là những đối tượng thuộc khu vực kinh tế phi chính thức.

“Công cuộc phục hồi thị trường lao động toàn cầu đã và đang ghi nhận sự đảo chiều", ông Guy Ryder - Tổng giám đốc ILO - nhận định.

Công cuộc phục hồi thị trường lao động toàn cầu đã và đang ghi nhận sự đảo chiều

Ông Guy Ryder, Tổng giám đốc ILO

"Tác động đối với người lao động và gia đình của họ, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, sẽ ở mức rất nghiêm trọng và có thể dẫn đến tình trạng mất trật tự xã hội và chính trị", ông cảnh báo.

Báo cáo đề ra một loạt các biện pháp trong thời gian tới, bao gồm hỗ trợ kịp thời và hiệu quả để duy trì sức mua và mức sống chung của người lao động và gia đình, khẩn trương tổ chức đối thoại 3 bên để hỗ trợ điều chỉnh tiền lương phù hợp và công bằng.

Cùng với đó là điều chỉnh các chính sách kinh tế vĩ mô một cách cẩn trọng để giải quyết những sức ép liên quan đến lạm phát và tính bền vững của các khoản nợ, đồng thời hỗ trợ quá trình phục hồi bao trùm và tạo ra nhiều việc làm.

Các biện pháp cũng bao gồm hỗ trợ cho những nhóm và lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề, các chính sách theo ngành mang tính dài hạn, được thiết kế tốt nhằm thúc đẩy tạo việc làm xanh và thỏa đáng, đồng thời trợ giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.

Thảo Phương

ZING

Các tin tức khác

>   Kinh tế thế giới đối mặt thách thức lớn nhất kể từ Thế chiến II (24/05/2022)

>   Mỹ công bố thỏa thuận kinh tế mới, bao gồm 13 quốc gia chiếm 40% GDP toàn cầu (23/05/2022)

>   Tổng thống Biden: Mỹ đang cân nhắc giảm thuế với hàng hóa Trung Quốc (23/05/2022)

>   NHTW New Zealand có thể nâng lãi suất 50 điểm cơ bản (22/05/2022)

>   Kinh tế Trung Quốc trì trệ, phủ bóng đen lên ASEAN (23/05/2022)

>   Bức tranh ảm đạm kinh tế toàn cầu: Lạm phát cao, tăng trưởng giảm tốc (23/05/2022)

>   Apple đẩy mạnh sản xuất ở Việt Nam, Ấn Độ (22/05/2022)

>   Mỹ chứng kiến giá xăng tăng 'chưa từng có tiền lệ' (21/05/2022)

>   Dòng khí đốt từ Nga đến Phần Lan đã ngưng (21/05/2022)

>   NHTW Trung Quốc bất ngờ hạ lãi suất cho vay 5 năm (20/05/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật