Thứ Sáu, 20/05/2022 06:43

S&P 500 tiếp tục giảm, lùi sát về vùng thị trường “con gấu”

Chỉ số S&P 500 giảm điểm vào ngày thứ Năm (19/5), lùi về sát vùng thị trường “con gấu”. Nhà đầu tư tiếp tục bán tháo cổ phiếu do lo ngại việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất để kìm hãm lạm phát sẽ nhanh chóng đẩy nền kinh tế rơi vào suy thoái.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, chỉ số S&P 500 lùi 0.58% xuống 3,900.79 điểm, sau khi giảm 4% vào ngày thứ Tư (18/5). Chỉ số này đang hướng về vùng thị trường “con gấu”, lao dốc 19% so với mức cao kỷ lục ghi nhận vào tháng 01/2022.

Chỉ số Dow Jones rớt 236.94 điểm (tương đương 0.75%) xuống 31,253.13 điểm – một ngày sau khi trải qua phiên giảm mạnh nhất kể từ năm 2020 trong phiên trước đó, bốc hơi 1,164 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite mất 0.26% còn 11,388.50 điểm, sau khi giảm 4.7% vào ngày 18/5.

S&P 500 và Nasdaq Composite đều giảm hơn 3% từ đầu tuần đến nay, còn Dow Jones mất 2.9%. Đà lao dốc này xảy ra một phần do các báo cáo kết quả kinh doanh quý 1 liên tiếp từ Target và Walmart cho thấy chi phí nhiên liệu tăng cao và nhu cầu tiêu dùng hạn chế đã ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh trong bối cảnh lạm phát nóng nhất trong nhiêu thập kỷ. Ngay cả sau khi bốc hơi 24% vào ngày 18//5, cổ phiếu Target tiếp tục giảm 5.1% vào ngày thứ Năm.

Maneesh S. Deshpande, Giám đốc chiến lược cổ phiếu Mỹ tại Barclays, nhận định: “Động thái bán tháo mạnh ở nhửng công ty này (cũng như các công ty hàng hóa/tiêu dùng khác trong quý này) cho thấy áp lực lạm phát cuối cùng cũng có tác động đến kết quả lợi nhuận”.

Cisco là công ty lớn mới nhất có kết quả kinh doanh ảm đạm, lao dốc 13.7% vào ngày thứ Năm. Công ty này báo cáo doanh thu quý 1 không đạt được kỳ vọng và cảnh báo doanh thu thất vọng ở quý 2.

Mặt khác, đà phục hồi ở một số cổ phiếu công nghệ đã hỗ trợ S&P 500 và Nasdaq Composite ở nhiều điểm khác nhau trong ngày thứ Năm. Cổ phiếu Synopsys vọt 10.3% sau khi báo cáo lợi nhuận tích cực. Cổ phiếu Datadog tăng 9.6%. Cổ phiếu Nvidia và Amazon cũng ghi nhận sắc xanh vào ngày thứ Năm.

Chứng khoán Mỹ đã phải chịu áp lực cả năm với việc nhà đầu tư lần đầu tư chuyển hướng khỏi nhóm cổ phiếu công nghệ được đánh giá cao với ít lợi nhuận. Tuy nhiên, động thái bán tháo kể từ đó đã lan sang nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, bao gồm ngân hàng và bán lẻ, do lo ngại ngày càng tăng về suy thoái khiến nhà đầu tư lo sợ.

Một số chiến lược gia trên Phố Wall đưa ra dự báo ảm đạm đối với cổ phiếu nếu Fed nâng lãi suất khiến nền kinh tế rơi vào suy thoái. GDP trong quý 1/2022 giảm 1.4%. Trong khi đó, Bộ lao động Mỹ cho biết số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng lên 218,000 người trong tuần kết thúc ngày 14/5, dấu hiệu mới nhất cho thấy tăng trưởng kinh tế đang giảm tốc.

An Trần (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Khu vực châu Á chỉ còn 2 thị trường giữ được sắc xanh từ đầu năm 2022 (19/05/2022)

>   Các quỹ đầu tư toàn cầu nâng tỷ trọng tiền mặt lên cao nhất trong 20 năm (19/05/2022)

>   Các quỹ nước ngoài bán tháo trái phiếu Trung Quốc (19/05/2022)

>   Hàn Quốc lập nhóm điều tra chuyên về tội phạm tài chính-chứng khoán (19/05/2022)

>   Làn sóng bán tháo lan tới chứng khoá châu Á, Hang Seng sụt 3% (19/05/2022)

>   Dow Jones sụt 1,100 điểm, chứng kiến phiên giảm mạnh nhất kể từ năm 2020 (19/05/2022)

>   Bán tháo trở lại, Dow Jones giảm hơn 600 điểm (18/05/2022)

>   Phố Wall khởi sắc, Dow Jones tăng hơn 400 điểm (18/05/2022)

>   Jim Cramer: Nhà đầu tư không nên bị đánh lừa bởi những cú nảy ngắn hạn (17/05/2022)

>   Warren Buffett gom mạnh cổ phiếu khi thị trường bị bán tháo (17/05/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật